HMTU
Đang tải dữ liệu...
Đăng nhập |   Sơ đồ site |   English |   Hỏi đáp |   Email |   Liên hệ 
Trang chủGiới thiệuTin tứcĐào tạoKhảo thí & BĐCLGDNghiên cứu khoa học - Hợp tác quốc tếTuyển sinhSinh viênBệnh ViệnThư việnKhai báo Y tế
Nghiên cứu khoa học
Trang chủ  >  Nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu giá trị của cộng hưởng từ trong chẩn đoán U màng não

TÓM TẮT

Thực hiện chụp cộng hưởng từ (MRI) ở 53 bệnh nhân đã được chẩn đoán u màng não. Tất cả những bệnh nhân này đều được thực hiện trên máy MRI 1,5 Testla. Trong đó nữ 32 nam 22. Hầu hết giảm tín hiệu trên ảnh T1W 60,1%, tăng tín hiệu trên ảnh T2W 33,9%. Sau tiêm thuốc đối quang từ, ngấm mạnh đồng nhất chiếm 81,1%, ngấm không đồng nhất 16,9 %.

Vị trí khối u. Đa số UMN ở vòm sọ chiếm 43,3 %, dấu hiệu đuôi màng cứng chiếm 62,2 %. Giá trị chẩn đoán của cộng hưởng từ:

Xâm lấn xương và phần mềm, độ nhậy, độ đặc hiệu, độ chính xác 100%

Xâm lấn dây thần kinh, độ nhậy 90%, độ đặc hiệu 100%, độ chính xác 98%

Xâm lấn mạch máu, độ nhậy 81,8%, độ đặc hiệu 100%, độ chính xác 96,2%

Xâm lấn xoang tĩnh mạch với độ nhậy, độ đặc hiệu, độ chính xác 100%

SUMMARY

53 patients who had Magnetic resonance imagine were diagnosed meningiomas. All MR imaging examiantions were performed with 1.5 -T imaging unit standard protocol. 53 patients with histological proven intracranial meningioma were studied, including 31 female and 22 male patients. Most of the tumors showed low signal on T1W (60.1%), increased image signal on T2W (33.9%). After the contrast administration 81.1% of the tumors presented accentuated and 16.9% showed moderate enhancement. The tumor was located in the convexity 43.3% and the dural tail sign was seen in 62.2% of the tumor. The value of MRI of Diagnosic:

Bone infiltration; sensitivity 100%, specificity 100%, accuracy 100%.

Ascoutic neuroma infiltration: sensitivity 90%, specificity 100%, accuracy 98%.

Carotid infiltration: sensitivity 81.8%, specificity 100%, accuracy 96,2%.

Sinus cavernous infiltration: sensitivity 100%, specificity 100%, accuracy 100%.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

U màng não (UMN) là tổn thương tăng sinh chiếm 15-32% các khối u nội sọ, đa số u lành tính, ít tái phát. UMN biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, rất khó phát hiện nếu chỉ dựa vào lâm sàng thì dễ bỏ sót, nhầm lẫn hoặc khi chẩn đoán được thì bệnh đã ở giai đoạn muộn, điều trị khó khăn và kết quả hạn chế. Triệu chứng lâm sàng của UMN tuỳ thuộc vào vị trí u và kích thước u. UMN phát triển rất chậm, đôi khi phát hiện được thì u đã khá lớn. Trong những năm gần đây, nhờ các trang thiết bị hiện đại như máy chụp CLVT, đặc biệt máy chụp cộng hưởng từ (CHT) nên việc chẩn đoán các khối u não nói chung và UMN nói riêng đã được cải thiện, tạo điều kiện cho việc điều trị, theo dõi, tiên lượng bệnh nhân tốt hơn. Chụp CLVT cho phép đánh giá vị trí, kích thước, ảnh hưởng của xương cạnh u nhưng CHT chẩn đoán UMN chính xác hơn, giúp điều trị UMN triệt để hơn. Hơn nữa MRI cho phép cắt nhiều bình diện và thấy rõ cấu trúc giải phẫu nội sọ, giúp chẩn đoán UMN ở các vị trí phức tạp như nền sọ, xoang tĩnh mạch dọc trên, xoang hang, hố sau mà những vị trí này CLVT tỏ ra ít hiệu quả.Vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm 2 mục tiêu:

1. Mô tả đặc điểm UMN trên CHT

2. Nhận xét giá trị của CHT trong chẩn đoán UMN

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng: Gồm 53 bệnh nhân được chụp CHT tại bệnh viện Bạch Mai, Việt đức và các bệnh viện khu vực Hà nội, được mổ và có kết quả GPB là UMN tại Bệnh viện Việt Đức từ 1/2007- 8/2008

2.2 Phương pháp nghiên cứu: mô tả tiến cứu

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Tuổi, giới: Nhóm tuổi hay gặp nhất 45-54 chiếm 41,5%, không gặp UMN< 25 tuổi. Tỷ lệ nữ/ nam (1,4) .

3.2. Đặc điểm UMN trên CHT

3.2.1 Vị trí u trên CHT

Vị trí

Số BN

Tỷ lệ %

Vòm sọ

23

43,3

Cạnh đường giữa, liềm đại não

13

25,0

Góc cầu tiểu não

5

9,4

Hố yên

5

9,4

Nền sọ, vùng xương bướm

6

11,3

Não thất

1

1,6

Tổng số

53

100

Nhận xét: UMN ở vòm sọ chiếm tỷ lệ cao nhất 43.3%, cạnh đường giữa liềm đại não chiếm 25%, so với các vị trí khác có ý nghĩa thống kê với P<0,05.

3.2.2 Kích thước u trên CHT

Tỷ lệ bệnh nhân có kích thước u từ 3-6 cm chiếm tỷ lệ cao nhất 56,6%, có 5 bệnh nhân có kích thước u< 3cm ( 9,5%). U> 6cm 33,9%.

3.2.3 Tính chất U trên CHT

Tính chất

Chụp CHT

Số BN

Tỷ lệ %

Đồng nhất

39

73,5

Kén

10

22,9

Không đồng nhất

Vôi hoá

2

1.8

Chảy máu

2

1,8

Tổng số

53

100

Nhận xét: Trong số nhóm nghiên cứu có 10/53 trường hợp có kén hoá trong khối, chiếm tỷ lệ 22,9%. Vôi hoá gặp 2/53 chiếm tỷ lệ 1,8%, có một trường hợp chảy máu trong u.

3.2.4 Đặc điểm tín hiệu u trước tiêm Gado trên chuỗi xung T1W, T2W

Tín hiệu

ảnh T1W

ảnh T2W

Số BN

Tỷ lệ %

Số BN

Tỷ lệ %

Tăng tín hiệu

0

0

18

33,9

Giảm tín hiệu

34

60,1

13

24,6

Đồng tín hiệu

19

39,9

22

41,5

Tổng số

53

100

53

100

Nhận xét: Trên ảnh T1W, UMN chủ yếu giảm tín hiệu chiếm 60,1%

Trên ảnh T2W, UMN có tín hiệu đồng nhất chiếm 41,5%.

3.2.5 Mức độ ngấm thuốc đối quang từ sau tiêm.

Ngấm thuốc

CHT

Số BN

Tỷ lệ %

Ngấm mạnh, đồng nhất

43

81,1

Ngấm không đồng nhất

9

16,9

Không ngấm

1

2,0

Tống số

53

100

Nhận xét: Ngấm thuốc đối quang từ mạnh,đồng nhất 43/53 trường hợp chiếm tỷ lệ (81,1%). Mức độ ngấm thuốc không đồng nhất 16,9%.

3.2.6 Dấu hiệu đuôi màng cứng

Dấu hiệu đuôi màng cứng

Số BN

Tỷ lệ %

33

62,2

Không

20

37,8

Tổng số

53

100

Nhận xét: Tỷ lệ có dấu hiệu đuôi màng cứng chiếm 62,2%. Không có dấu hiệu đuôi màng cứng 37,8%.

3.3.Giá trị của CHT trong chẩn đoán UMN

3.3.1 Đối chiếu khả năng phát hiện vị trí u trên CHT và phẫu thuật

Đối chiếu khả năng phát hiện vị trí UMN trên CHT và phẫu thuật đúng 100%.

3.3.2 Đối chiếu khả năng phát hiện xâm lấn mạch máu trên CHT

Phẫu thuật

CHT

Không

Tổng

9

0

9

Không

2

42

44

Tổng số

11

42

53

Nhận xét : Độ nhậy: Sn=9/11= 81,8% Độ đặc hiệu Sp = 42/42= 100%

Độ chính xác Acc = (9+42)/11+42= 96,2%

3.3.3 Đối chiếu khả năng phát hiện xâm lấn dây thần kinh trên CHT

Phẫu thuật

CHT

Không

Tổng

9

0

9

Không

1

43

44

Tổng số

10

43

53

Nhận xét: Độ nhậy Sn= 9/10= 90% Độ đặc hiệu: Sp=43/43= 100%

Độ chính xác Acc=(9+43)/(10+43)=98%

3.3.4 Đối chiếu khả năng phát hiện xâm lấn xoang tĩnh mạch hang trên CHT

Phẫu thuật

CHT

Không

Tổng

10

0

10

Không

0

43

43

Tổng số

10

43

53

Nhận xét: Độ nhậy Sn=10/10= 100%, độ đặc hiệu 43/43 = 100%, độ chính xác 100%

3.2.5 Đối chiếu khả năng phát hiện xâm lấn xương và phần mềm trên CHT

Phẫu thuật

CHT

Không

Tổng

2

0

2

Không

0

51

51

Tổng số

2

51

53

Nhận xét: Độ nhậy Sn=10/10= 100%, độ đặc hiệu 43/43 = 100%, độ chính xác 100%

IV. BÀN LUẬN

4.1.Tuổi, giới

Trong nghiên cứu của chúng tôi, lứa tuổi hay gặp nhất từ 45-54 chiếm tỉ leej41%. Kết quả này của chúng tôi phù hợp với hầu hết các nghiên cứu khác như P.Black (2), A.Siudou (9) và Dương Đại Hà (1) UMN hiếm gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi. Theo nghiên cứu của Cushing thì trong số 315 bệnh nhân chỉ có 6 trường hợp dưới 20 tuổi, chiếm 1.9%. Theo Gordon (7), tỷ lệ này là 4%. Trong nghiên cứu của chúng tôi không gặp UMN <25 tuổi.

Các nghiên cứu về UMN của Black (2), Emerson (22), Sindou (9), Dương Đại Hà (1), đều nhận thấy tỷ lệ nữ cao hơn nam, tỷ lệ nữ/namdao động từ 1,2 đến 3. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ nữ/nam là 1,4

Mặc dù với số lượng bệnh nhân nghiên cứu còn ít, chúng tôi ghi nhận sự khác nhau về tỷ lệ mắc theo giới tính, với ưu thế của nữ, đặc biệt là sau thời kì mãn kinh. Theo P.Black (2) tỷ lệ nữ cao hơn nam là do nguyên nhân thay đổi nội tiết sau thời kỳ mãn kinh, vì yếu tố Hormon có vai trò đáng kể trong sự phát triển UMN

4.2. Vị trí u trên CHT

UMN vòm sọ chiếm tỷ lệ cao nhất 43.3%, ở liềm não và đường giữa là 25%. Ưu điểm của CHT là khả năng tạo ảnh theo nhiều hướng, cho phép xác định chính xác vị trí khối u, đặc biệt những khối u màng não hố sau mà CLVT khó xác định do nhiễu ảnh của xương.

4.3. Kích thước u

UMN khá lớn có thể do u ngoài trục, lành tính phát triển chậm so với các loại u khác như u tế bào đệm và u thường có kích thước lớn mới có triệu chứng lâm sàng, dấu hiệu thần kinh khu trú. Trong nghiên cứu của chúng tôi, UMN có kích thước từ 3-6cm chiếm tỷ lệ cao nhất 56.6%, u có kích thước >6cm chiếm 33.9%, phù hợp với nghiên cứu của Dương Đại Hà (1). UMN có kích thước lớn thường ở các vị trí như vòm sọ, liềm não và cạnh đường giữa.

Khối u có kích thước nhỏ hơn 3cm chiếm tỷ lệ 9.5%, gặp chủ yếu ở vùng nền sọ, hố yên. Khối u vùng hồi khứu có thể xuất hiện sớm dấu hiệu mất mùi nhưng biểu hiện lâm sàng chậm. Khi khối u lớn gây ra hội chứng tăng áp lực sọ. Ngược lại u vùng hố yên, triệu chứng rối loạn thị giác xuất hiện sớm mặc dù khối u có kích thước nhỏ.

4.4. Tính đồng nhất của u

Sự không đồng nhất của u là do thành phần của tổ chức mô trong u khác nhau như thần kinh, mạch máu, thượng mô, tạo kén, đóng vòi, hoại tử hay xuất huyết trong u. Đây là điểm gợi ý chẩn đoán phân biệt UMN với các u tế bào đệm ác tính như astrocytomas.

Hình ảnh vôi hóa trong u, tùy từng tác giả, tỷ lệ này thay đổi từ 16-20%. Theo Zimmerman, Zulch (10), (11), thì tỷ lệ canxi hóa là 20% và trong các trường hợp này khối u không ngấm thuốc đối quang từ. UMN vôi hóa nhỏ thường dính chặt với tổ chức xung quanh gây khó khăn cho phẫu thuật viên trong việc lấy bỏ toàn bộ khối u.

Các vùng đóng vôi là các nốt thô giảm tín hiệu trên tất cả các chuỗi xung T1W và T2W. Tuy nhiên một số trường hợp đóng vôi nhiều thì dễ dàng thấy trên CLVT nhưng khó thấy trên CHT do thành phần côi không đồng nhất, không thay đổi tín hiệu.

Các vùng kén có giảm tín hiệu trên T1W và tăng tín hiệu trên T2W, tương đương với tín hiệu dịch não tủy. UMN có kèm nang nước (Meningiomas kystique).

Chảy máu trong UMN hiếm gặp. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 1 trường hợp chảy máu. Trên CHT tín hiệu chảy máu phụ thuộc vào thời gian chảy máu và chuỗi xung khảo sát. Hình ảnh chảy máu trong khối thường không đồng nhất, khác biệt với chảy máu lành tính. Chảy máu trong UMN thường nhiều đợt, tạo phức hợp nhiều sản phẩm thoái hóa của máu khác nhau. Ở giai đoạn cấp (1-3 ngày) thanhfphaanf chính của máu là deoxyhemoglobin và nước do đó giảm tín hiệu trên T1W, tăng hay giảm tín hiệu trên T2W. Ở giai đoạn bán cấp(4-14 ngày), thành phần chính là Methemoglobin nên tăng tín hiệu trên chuỗi xung T1W và giảm hay tăng tín hiệu trên T2W. Giai đoạn mãn, khi có hemosiderin, tổn thương giảm tín hiệu trên cả chuỗi xung T1W và T2W.

4.5. Tính chất ngấm thuốc đối quang từ

Trong nghiên cứu của chúng tôi, đa số UMN ngấm thuốc đối quang từ mạnh, đồng nhất chiếm 8,1%. Ngấm thuốc không đồng nhất chiếm 16,9%, đây là trường hợp u màng não không đồng nhất có nang hóa, can xi hóa nhiều. Nhận xét này phù hợp với một số tác giả(3) ,(5), (6) cho rằng hầu như tất cả UMN ngấm thuốc nhanh và mạnh sau khi tiêm thuốc đối quang từ và không có sự liên quan giữa mức độ ngấm thuốc với kích thước khối u.

UMN trên CHT không dùng thuốc đối quang từ thì ít đặc thù, tín hiệu của u trên cả T1W, T2W có khuynh hướng gần tương đương với tín hiệu của nhu mô não gần đó, mặc dù trên T2W có tăng tín hiệu nhẹ. Trên T2W có khoảng 50% đồng tín hiệu và 50% tăng nhẹ tín hiệu, ít khi có giảm tín hiệu. Một số UMN không đồng nhất trên T2W đó là do cấu trúc mạch máu của u, các thay đổi kén, đóng vôi và do bản chất mô học của u.

Tiêm thuốc đối quang từ làm tăng khả năng phát hiện UMN và chẩn đoán phân biệt với u não khác. Dấu hiệu đuôi màng cứng.

Trên phim CHT có tiêm thuốc đối quang từ. Dấu hiệu ngấm thuốc màng cứng cạnh u, đây là dấu hiệu “ đuôi màng cứng” (dural tail). Theo một số tác giả (8) dấu hiệu này gặp khoảng 60% các trường hợp. Tác giả Lalwani cho rằng dấu hiệu đuôi màng cứng gặp khoảng 65% trongc ác u màng não và 15% gặp trong các khối u khác, dấu hiệu này có giá trị dự báo tốt giới hạn tổn thương.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, dấu hiệu đuôi màng cứng chiếm 62.1%, tỷ lệ này tương đương với các tác giả nước ngoài. Đó là phản ứng không đặc hiệu của màng não đối với u hoặc do sự xâm lấn của u vào màng cứng không đặc hiệu của màng não đối với u hoặc do sự xâm lấn của u vào màng cứng nhưng là dấu hiệu có gợi y cao cho chẩn đoán. Đây là dấu hiệu quan trọng để xác định bản chất ngoài trục của u nhưng không phải là dấu hiệu đặc trưng cho UMN (8).

4.7. Đánh giá sự xâm lấn vào mạch máu

Phát hiện có tổn thương mạch máu trong phẫu thuật và trên CHT với độ nhạy là 81,8%, độ đặc hiệu là 100%, độ chính xác 96,2%. Nhờ chuỗi xung mạch trong CHT giúp phát hiện, đánh giá sự di lệch, UMN chèn ép, xâm lấn, bao quanh mạch máu. Xâm lấn mạch máu biểu hiện sự mất một phần hay toàn bộ dòng chảy thay vào đó là cấu trúc mô mềm có tín hiệu giống tín hiệu của u trên tất cả các chuỗi xung.

Đặc biệt với máy từ lực cao hiện nay đánh giá sự liên quan gữa UMN và mạch máu thì CHT có thể thay thế kỹ thuật chụp mạch do ưu điểm của phương pháp này không xâm lấn.

4.8. Đánh giá xâm lấn xoang tĩnh mạch

Trên xung T1W, T2W: bình thường các xoang tĩnh mạch hoặc mạch lớn có tín hiệu dòng chảy trống tín hiệu. Nếu có huyết khối hoặc xâm lấn của u đối với xoang tĩnh mạch hoặc mạch thì có biểu hiện đồng tín hiệu và ngấm thuốc bên trong, không còn thấy dòng chảy trống tín hiệu.

Với chuỗi xung tĩnh mạch việc đánh giá xâm lấn xoang tĩnh mạch trên CHT thấy rất rõ, biểu hiện bởi hình ảnh mất một phần hay toàn bộ dòng chảy thay vào đó là cấu trúc có tín hiệu giống tín hiệu của u trên tất cả các chuỗi xung. Bất kỳ sự giảm khẩu kính của xoang màng cứng cạnh u đều gợi ý nhiều đến sự xâm lấn vào xoang. Trong 53 bệnh nhân có 10 trường hợp tổn thương xoang TM trên CHT phù hợp với phẫu thuật, với độ nhạy và độ đặc hiệu là 100%.

4.9. Sự xâm lấn dây thần kinh: Dây thần kinh giảm tín hiệu trên các chuỗi xung, với các bình diện khác nhau giúp đánh giá sự đè đẩy, xâm lấn vào thần kinh. Trong số bệnh nhân nghiên cứu chụp CHT phát hiện 9 trường hợp còn trong phẫu thuật phát hiện 10 trường hợp, tỷ lệ phát hiện trên CHT rất cao so với phẫu thuật, với độ nhạy 90%, độ đặc hiệu là 100%, độ chính xác 98%.

4.10. Đánh giá tổn thương xương và phần mềm

Trong nghiên cứu có 2 trường hợp khối u có ăn mòn xương và xâm lấn phần mềm trên CHT. Kết quả này hoàn toàn phù hợp trong phẫu thuật. Trên CHT u có bờ không đều, giới hạn không rõ, xâm lấn vào nhu mô não lân cận, ngấm thuốc không đồng nhất sau tiêm. Như vậy sự đánh giá tổn thương trên CHT cũng rất cao với độ nhạy và độ đặc hiệu là 100%.

V. KẾT LUẬN

1. Đặc điểm hình ảnh UMN trên cộng hưởng từ

Tuổi thường gặp từ 45-54, chiếm 41,5%. Giới nữ nhiều hơn nam, tỷ lệ nữ/nam là 1,4%. Ví trí u màng não thường ở vòm sọ, đường giữa và liềm não chiếm tỷ lệ cao 68,3%. Vị trí vùng yên chiếm 9,4%. Kích thước từ 3-6cm chiếm tỷ lệ cao 56,6%. Cấu trúc khối u: đồng nhất chiếm 73,5%, vôi hóa 1,8%, kém 22,9%

Tín hiệu trên T1W: thường giảm tín hiệu vơi tỷ lệ 60,1% và đồng tín hiệu chiếm 39,9%. Tín hiệu trên T2W: đồng tín hiệu 41,5% và tăng tín hiệu chiếm 33,9%.

Hình ảnh sau tiêm thuốc đối quang từ: ngấm mạnh và đồng nhất chiểm tỷ lệ 81,1%. Còn lại ngấm thuốc không đồng nhất chiếm 16,9%. Dấu hiệu đuôi màng cứng gặp trong 62,2%

2. Giá trị của cộng hưởng từ đối với u màng não

CHT xác định vị trí khối u màng não so với phẫu thuật với độ chính xác là 1005. CHT có giá trị trong đánh giá sựu xâm mạch máu với độ nhạy là: 81,6%, độ đặc hiệu 100%, độ chính xác 96,2%

Đánh giá xâm lấn xoang tĩnh mạch, độ nhạy và độ đặc hiệu đều là 100%. Tổn thương dây thần kinh có độ nhạy là 90%, độ đặc hiệu 100%, độ chính xác 98%.

Đánh giá xâm lấn xương và phần mềm trên CHT và phẫu thuật có độ nhạy và độ đặc hiệu là 100%.

Tµi liÖu tham kh¶o

1. Dương Đại Hà (2000), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật u màng não tại bệnh viện Việt Đức, Luận văn bác sỹ nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội

2. Black P.M. (1993), Meningiomas, Nerosurgery Vol.32. No4, pp. 643-655.

3.Chen T.C, Zee C.S, Miller C.A (1992), “ Meningiomas”, Neurosurgery, Setti S. Rengachery, third edition, vol.3 (31); pp. 1015-20

4. Emerson L, Gasparetto, Claudia da costa leite(2007). Intracranial meningiomas : magnetic resoance imaging finding in 78 cases. Arp.Nuero- Psiquiatr. vol.65.no 3a sao paulo sept

5. Marcelissen T. A.T, Bondt R.B,J ( 2008). Primary temporal bone secretory meningiomas presenting as chronic otitis media. Eur arch otorhinolaryngol 265. P 843- 846.

6.Gokalp H.Z, Arasil E, (1995): “ Tentorial meningiomas”. Neurosurgery, Setti S. Rengachery, Williams and Wilkins, 3th edtion, vol.1, chapter 2, pp. 46-51.

7.Gordon D, Bernd S, Michael J (1982): “Clinical and pathological study of meningiomas of the first 2 decades of life”. J Neurosurg, Vol 56, pp 317-322

8.Lalwani A.K, Jackler R.K (1993),“Preoperative differentiation between meningioma of the cerebellopontine angle and ascoutic neuroma using MRI”, Otolaryngology- Head and Neck Surgery, Richard S. Snell, Williams and Wilkins, 3th edition, chapter.1, pp. 88-95

9. Sindou-MP; Alayw-M (1998), Most intracranial Meningiomas are not cleavable tumor, anatomic-surgical evidence and angiographic Predictibility, Neurosurgery Mar 42(3),pp. 4760-80

10.Zimmerman Robert A (1992), Cranial MRI and CT, Mc Graw- Hill, pp. 333-34.

11.Zulch (1986), “ Brain tumor”, 3th edition, Mc Graw- Hill, pp.336-359.

TS. Trần Văn Việt

Số lượt đọc:  24052  -  Cập nhật lần cuối:  16/12/2012 05:10:42 AM