HMTU
Đang tải dữ liệu...
Đăng nhập |   Sơ đồ site |   English |   Hỏi đáp |   Email |   Liên hệ 
Trang chủGiới thiệuTin tứcĐào tạoKhảo thí & BĐCLGDNghiên cứu khoa học - Hợp tác quốc tếTuyển sinhSinh viênBệnh ViệnThư việnKhai báo Y tế
Đào tạo
Kết quả đào tạo
Ngành đào tạo
Chương trình đào tạo
Chuẩn đầu ra
Văn bằng chứng chỉ đã cấp
Lịch học
Danh sách giảng viên
Phục hồi chức năng
Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng - Bước phát triển thứ 3 của Y học
Nâng cao sức khỏe, phòng bệnh, điều trị và phục hồi chức năng là bốn yếu tố trong hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn diện hiện nay. Vật lý trị liệu/Phục hồi chức năng (VLTL/PHCN) là một lĩnh vực non trẻ, được phát triển muộn nhất sau y học phòng bệnh, y học điều trị và được quan niệm là bước phát triển thứ ba của Y học.
VLTL/PHCN có lịch sử từ lâu nhưng nó thực sự phát triển từ sau hai cuộc chiến tranh Thế giới thứ Nhất và thứ Hai khi có rất nhiều binh sĩ bị thương cần thiết phải được chăm sóc và phục hồi một cách toàn diện mà y học điều trị lúc đó không thể đáp ứng được nhu cầu của người bệnh và người tàn tật. Họ đòi hỏi không chỉ chăm sóc để nâng cao sức khỏe mà đi vượt ra ngoài điều trị y tế là giúp những người bị tổn thương và bệnh tật thích nghi đến mức tối đa tình trạng hiện tại của họ để hội nhập xã hội.
Thuật ngữ "Phục hồi chức năng" có nguồn gốc từ tiếng La tinh có nghĩa là "làm cho phù hợp lại" (to make fit again). VLTL/PHCN là một lĩnh vực phải đươc cả cộng đồng tham gia và cũng là một tiêu chí để đánh giá sự phát triển cộng đồng. Sư phát triển của VLTL/PHCN đã không ngừng góp phần giảm bớt gánh nặng kinh tế của người khuyết tật trong xã hội. Ngày nay, hầu hết các quốc gia quan tâm nhiều đến VLTL/PHCN.
Tại Việt Nam, Trong khoảng 10 năm trở lại đây ngành VLTL/PHCN được xây dựng và phát triển. Hầu hết các bệnh viện Trung ương, các bệnh viện đa khoa các tỉnh, thành phố, các ngành, các viện điều dưỡng, Các viện chuyên khoa có giường bệnh đã thành lập được khoa PHCN hoặc khoa
Vật lý trị liệu. Các khoa VLTL/PHCN đã tích cực góp phần phục hồi chức năng các rối loạn chức năng về thần kinh và vận động, các di chứng sau chẩn thương, tai nạn. Một số khoa VLTL/PHCN tuyến tỉnh và huyện được sự giúp đỡ của tuyến trên đã thực hiện được nhiệm vụ giúp đỡ về kỹ thuật cho các địa phương. Chương trình VLTL/PHCN dựa vào cộng đồng được phát triển từ năm 1987, được lồng ghép trong hệ thống Chăm sóc sức khỏe ban đầu và hiện nay đang phát triển mạnh ở các địa phương. Trong những năm qua, công tác VLTL/PHCN đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ. Mạng lưới các đơn vị VLTL/PHCN được thành lập trên toàn quốc. Nhiều kỹ thuật PHCN tiên tiến, hiện đại được áp dụng. PHCN tạo cơ hội giúp người khuyết tật hòa nhập cộng đồng. Nhiều người khuyết tật (NKT) đã có thể tự làm việc, tự nuôi sống bản thân, vươn lên trong cuộc sống. Hàng nghìn người bệnh và NKT được PHCN đã trở lại hòa nhập với cuộc sống.
Hiện nay, thực trạng đội ngũ cán bộ chuyên môn VLTL/PHCN thiếu và yếu, trang thiết bị chuyên khoa nghèo nàn, lạc hậu nên công tác VLTL/PHCN vẫn còn nhiều hạn chế, nhiều NKT nghèo vẫn chưa được tiếp cận với VLTL/PHCN nên cuộc sống vẫn phải nhờ vào người thân. Nguyên nhân của thực trạng này là do nhận thức về vai trò, ý nghĩa của VLTL/PHCN trong phần lớn cán bộ lãnh đạo chính quyền các cấp chưa đầy đủ, chưa chú trọng đầu tư thường xuyên cho công tác VLTL/PHCN; công tác đào tạo cán bộ VLTL/PHCN chưa được quan tâm đúng mức; mạng lưới tổ chức VLTL/PHCN chưa rộng khắp, chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Vì thế, để có thêm nhiều NKT tiếp cận được các chương trình PHCN, cần có sự phối hợp đồng bộ, quan tâm hơn nữa của các cấp, ngành, chính quyền địa phương cùng với việc nâng cao nhận thức của cán bộ y tế, sự ủng hộ của gia đình và nỗ lực của bản thân NKT.
Sự ra đời của Bộ môn Vật lý trị liệu - Trường Trung học Kỹ thuật Y tế I - Bộ Y tế vào tháng 12/1978, nay là Bộ môn Vật lý trị liệu/Phục hồi chức năng của Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương là thực sự cần thiết để đào tạo nguồn nhân lực VLTL/PHCN cho đất nước, đặc biệt cho 29 tỉnh thành thuộc miền Bắc. Bộ môn kết hợp với các cơ sở điều trị khác để phát triển kỹ thuật chuyên ngành VLTL/PHCN. Tham gia khám, điều trị, phục hồi chức năng và phòng ngừa bệnh tật. Tiếp nhận người bệnh từ các tuyến. Tổ chức phục hồi chức năng và điều dưỡng cho những người mắc bệnh cấp tính, mạn tính, bệnh nghề nghiệp, di chứng chấn thương, khuyết tật bẩm sinh và các đối tượng có nhu cầu phục hồi khác. Phát triển và áp dụng các kỹ thuật chuyên ngành VLTL/PHCN, như: vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, tư vấn tâm lý, kết hợp dinh dưỡng, sử dụng thuốc hợp lý cho người bệnh và người tàn tật. Hướng dẫn sử dụng các dụng cụ VLTL/PHCN: dụng cụ trợ giúp, chỉnh hình và chân tay giả. Phòng bệnh và phòng ngừa tàn tật: phối hợp với các cơ quan truyền thông giáo dục sức khỏe, tuyên truyền phòng ngừa tàn tật và phục hồi chức năng. Phối hợp với y tế dự phòng thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh, phòng chống bệnh nghề nghiệp và phòng ngừa tàn tật, chống nhiễm khuẩn bệnh viện. Và tại tuyến cộng đồng, Bộ môn tham gia chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ thuật: Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc chỉ đạo công tác VLTL/PHCN ở tuyến dưới để phát triển kỹ thuật và nâng cao chất lượng VLTL/PHCN. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện, xây dựng và quản lý mạng lưới phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại địa phương đạt hiệu quả.
Trong quan hệ Hợp tác quốc tế: Bộ môn tham gia các chương trình hợp tác với các tổ chức, cá nhân nước ngoài để xây dựng và phát triển chuyên ngành VLTL/PHCN. Hiện nay, đội ngũ giảng viên của Bộ môn hầu hết có trình độ Tiến sỹ, Thạc sỹ và cử nhân Vật lý trị liệu. Với các trang thiết bị tương đối hiện đại, đồng bộ, góp phần không nhỏ vào việc giữ vững và nâng cao chất lượng đội ngũ kỹ thuật viên VLTL/PHCN. Bên cạnh đào tạo chính quy, dài hạn, còn tham gia đào tạo liên tục, đào tạo nâng cao cho cán bộ chuyên ngành phục hồi chức năng tại các cơ sở thông qua các hình thức: vừa làm vừa học và bổ túc chuyên môn nghiệp vụ; tham gia nghiên cứu khoa học các đề tài khoa học về chuyên ngành PHCN, bệnh nghề nghiệp và các chuyên ngành liên quan. Nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp PHCN - điều dưỡng theo hướng kết hợp giữa y học hiện đại với y học cổ truyền và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc khác. Trong lịch sử hơn 32 năm thành lập và phát triển. Bộ môn đã đào tạo được hàng trăm cán bộ PHCN thuộc các trình độ khác nhau cho đất nước. Đó là nguồn nhân lực vật lý trị liệu được đào tạo hướng về cộng đồng đã tăng lên không ngừng cả về số lượng và chất lượng, góp phần không nhỏ trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Số lượt đọc:  29674  -  Cập nhật lần cuối:  14/02/2011 04:05:40 PM
Đánh giá của bạn:
Tổng số:  52     Trung bình:  3.9
Bài đã đăng: