HMTU
Đang tải dữ liệu...
Đăng nhập |   Sơ đồ site |   English |   Hỏi đáp |   Email |   Liên hệ 
Trang chủGiới thiệuTin tứcĐào tạoKhảo thí & BĐCLGDNghiên cứu khoa học - Hợp tác quốc tếTuyển sinhSinh viênBệnh ViệnThư việnKhai báo Y tế
E-mail: 
Mật khẩu: 
Quên mật khẩu?
Chủ đề
  Home  >  Diễn đàn  >  Khoa, Bộ môn  >  Khoa Vật lý trị liệu
  Khoa Vật lý trị liệu
  dịch tễ học  82367 / 2
  Gửi lúc:  26/10/2011 05:21:02 PM
Unknown
Đăng ký:  29/03/2024
Tham gia:  29/03/2024
Điểm:  0
Bài:  0

ĐẠI CƯƠNG DỊCH TỄ HỌC

MỤC TIÊU :

1. Nêu được các khái niệm về DTH

2.Nêu được đối tượng ,mục tiêu của DTH

3.So sánh được sự khác nhau giữa đề cập DTH và đề cập lâm sàng

4.Nêu được một số nguyên lý và khái niệm thường dùng trong DTH

NỘI DUNG:

I ĐỊNH NGHĨA:

DTH là một khoa học nghiên cứu sự phân bố tần số mắc hoặc chết đối với các bệnh trạng cùng với những yếu tố qui định  tần số đó.

          Ở định nghĩa này có hai thành phần liên quan chặt chẽ với nhau: Sự phân bố tần số và các yếu tố qui định sự phân bố tần số đó.

          Sự phân bố tần số mác và chết đối với một bệnh trạng nhất định được nhin dưới 3 góc độ của DTH : Con người, không gian, thời gian. Để trả lời được câu hỏi là một bệnh trạng  nào đó được phân bố như thế nào, có nghĩa là có làm mắc hay không làm mắc, nhiều hay ít, cho những ai, ở đâu, vào thời gian nào.

1.Con người:

          -Tuổi                                                                    -Giới

          -Nhóm dân tộc, chủng tộc                                    -Tầng lớp XH

          -Nghề nghiệp                                                        -Tình trạng hôn nhân

          -Các đặc trưng gia đình

          -Các đặc trưng khác về con người

                   +Nhóm máu

                   +Tiếp xúc môi trường

                   +Cá tính của con người

2.Không gian

          -Biên giới tự nhiên                                                        

-Sự phân vùng hành chính

          -Sự khác nhau giữa thành phố và nông thôn                

-So sánh quốc tế

          -NC người di cư

3 Thời gian

          -Sự tăng tân số mắc bệnh trong một khoảng thời gian

          -Tính chu kỳ

                   +Chu kỳ nhiều năm

                   +Chu kỳ theo mùa

          -Xu thế bệnh

II.MỤC TIÊU CỦA DTH

1. Mục tiêu tổng quát

          Đề xuất được những biện pháp can thiệp hữu hiệu nhất để phòng ngừa, kiểm soát, hạn chế và thanh toán những tình trạng không có lợi cho sức khoẻ con người

2.Mục tiêu cụ thể:

          -Xác định sự phân bố các hiện tượng sức khoẻ, bệnh trạng theo 3 góc độ con người, thời gian, không gian nhằm định hướng cho sự phát triển các chương trình và các dịch vụ y tế

          -Làm bộc lộ các nguy cơ và các yếu tố căn nguyên của tình hình sức khoẻ, bệnh trạng đó, nhằm phục vụ cho các kế hoạch chăm sóc sức khoẻ, phòng ngừa, kiểm soát hoặc thanh toán các bệnh trạng.

          -Cung cấp những phương pháp đánh giá hiệu lực của các biện pháp can thiệp trong các dịch vụ y tế giúp cho việc lựa chọn, hoàn thiện biện pháp phòng chống các bệnh trạng, cải thiện sức khoẻ cộng đồng.

III. SỰ KHÁC NHAU GIỮA ĐỀ CẬP LÂM SÀNG VÀ ĐỀ CẬP DTH

 

Đề cập lâm sàng

Đề cập DTH

Đối tượng

Người bệnh

Bệnh, hiện tượng sức khoẻ

Nội dung

XĐ người bệnh

XĐ bệnh trong quần thể

Căn nguyên

Làm BN mắc

Xuất hiện, lan truyền bệnh trong quần thể

Mục đích

Người bệnh khỏi

Khống chế , thanh toán bệnh trong quần thể

Theo dõi

Sức khoẻ người bệnh

Phân tích hiệu quả của các BP can thiệp, giám sát DTH, ngăn ngừa bệnh xuất hiện lại trong quần thể.

VI. ĐỐI TƯỢNG NC CỦA DTH

          Là các qui luật phân bố các bệnh trạng xẩy ra trong quần thể dân chúng nhất định với các yếu tố nguyên nhân chi phối tình trạng phân bố đó trong những điều kiện nhất định theo thời gian, không gian và chủ thể con người.

V. MỘT SỐ NGUYÊN LÝ VÀ KHÁI NIỆM THƯỜNG DÙNG TRONG DTH

1. Quá trình tự nhiên của bệnh

-Giai đoạn cảm nhiễm: Là giai đoạn bệnh chưa phat triển nhưng cơ thể đã bắt đầu phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ có thể lam cho cơ thể sẽ suất hiện bệnh tương ứng

          -Giai đoạn tiền lâm sàng: Cơ thể cũng chưa có triệu chứng nào cuă bệnh nhưng đã băt đầu có những thay đổi bệnh lý do sự tác động qua lại giữa cơ thể và yếu tố nguy cơ.

          -Giai đoạn lâm sàng: Cơ thể xuất hiện các triệu chứng có thể chẩn đoán được về phương diện lâm sàng

          -Giai đoạn hậu lâm sàng:

                             +Khỏi hoàn toàn

                             +Để lại các khuyết tật nhất thời hoặc vĩnh viễn ở nhiều mức độ tàn phế khác nhau

2.Các cấp độ dự phòng:

          -Dự phòng cấp 1:Dự phòng sự xuất hiện của các bệnh.

                   +Các BP nâng cao Sức khoẻ: ĐK ăn , ở, làm việc, tập luyện

                   +Các BP bảo vệ đặc hiệu: Gây MD, thanh khiết MT sống, chống các tai nạn XH,tai nạn nghề nghiệp.....

          -Dự phòng cấp 2: phát hiện sớm và điều trị kịp thời để có thể chữa khỏi hẳn ngay từ đầu, hoặc làm chậm lại quả trình tiến triển của bệnh, phòng ngừa các biến chứng, hạn chế được khuyết tật, khả năng lây lan rộng của bệnh truyền nhiễm.

          -Dự phòng cấp 3: Điều trị với hiệu quả tối đa cho những người đã mác bệnh nhằm hạn chế các tật nguyền do các bệnh trạng để lại và phục hồi các chức năng để khắc phục các tật nguyền, hạn chế tử vong cho người đã mắc bệnh

LƯỢNG GIÁ

I.Trả lời ngắn ngọn các câu sau:

1. Nêu 2 thành phần có liên quan chặt chẽ với nhau trong định nghĩa dịch tễ học:

          A.........................................................................................................................

          B.........................................................................................................................

2.Nêu các mô tả dịch tễ học về không gian

          A.........................................................................................................................

          B.........................................................................................................................

          C.........................................................................................................................

          D.........................................................................................................................

          E. Nghiên cứu người di cư

3.Nêu các mô tả dịch tễ học về thời gian

A.........................................................................................................................

          B.........................................................................................................................

          C.........................................................................................................................

4.Kể tên 2 loại chu kỳ của bệnh

A.........................................................................................................................

          B.........................................................................................................................

5. Kể tên 4 giai đoạn trong quá trình tự nhiên của bệnh

A.........................................................................................................................

          B.........................................................................................................................

          C.........................................................................................................................

          D.........................................................................................................................

6.Nêu 2 biện pháp dự phòng cấp 1

A.........................................................................................................................

          B.........................................................................................................................

II. Trả lời đúng các câu sau:

STT

NỘI DUNG

Đ

S

1

Đối tượng nghiên cứu của đề cập dịch tễ học là người bệnh

 

 

2

Mục đích của đề cập dich tễ học là làm cho người bệnh khỏi

 

 

3

Mục đích của đề cập dich tễ học là khống chế, thanh toán bệnh trong quần thể

 

 

4

Tiêm vác xin cho trẻ em trong chương trình tiêm chủng mở rộng là một biện pháp dự phòng cấp 2

 

 

III.Chọn ý đúng nhất:

1.Một bệnh nhân bị xơ cứng mạch  máu nhưng chưa có biểu hiện lâm sàng, bệnh nhân đó đang ở giai đoạn nào trong quá trình tự nhiên của bệnh

          A.Giai đoạn cảm nhiễm                              D.Giai đoạn hậu lâm sàng

B.Giai đoạn tiền lâm sàng                          E.Cả A+B

C.Giai đoạn lâm sàng

2. Tiêm vác xin cho trẻ em trong chương trình tiêm chủng mở rộng, là biện pháp dự phòng:

          A. Dự phòng cấp 1                  C. Dự phòng cấp 3

          B. Dự phòng cấp 2                            D. Cả 3 cấp độ dự phòng cấp

5. Mục tiêu tổng quát của dịch tễ học là:

          A. Đề xuất được những biện pháp can thiệp hữu hiệu nhất để phòng ngừa những tình trạng không có lợi cho sức khoẻ con người

          B. Đề xuất được những biện pháp can thiệp hữu hiệu nhất để kiểm soát những tình trạng không có lợi cho sức khoẻ con người

          C. Đề xuất được những biện pháp can thiệp hữu hiệu nhất để hạn chế  những tình trạng không có lợi cho sức khoẻ con người

          D. Đề xuất được những biện pháp can thiệp hữu hiệu nhất để thanh toán những tình trạng không có lợi cho sức khoẻ con người

          E. Cả A+B+C+D

IV.Trả lời câu hỏi

1.Nêu các yếu tố dịch tễ học về con người? (5 phút)

2. Nêu định nghĩa và các mục tiêu của dịch tễ học? ( 10 phút)

3.So sách sự khác nhau giữa đề cập lâm sàng và dịch tễ học? (10 phút)

ĐẠI CƯƠNG MIỄN DỊCH

(2 tiết)

MỤC TIÊU:

1.Nêu được định nghĩa miễn dịch và phân loại miễn dịch

2. Nêu được định nghĩa kháng nguyên và phân loại kháng nguyên

3.Nêu được định nghĩa, tính chất của kháng thể và các loại kháng thể

4.Kể được tên các phản ứng kết hợp kháng nguyên và kháng thể

5.Nêu được định nghĩa và sự khác nhau giữa dị ứng và mẫn cảm

NỘI DUNG:

I-ĐỊNH NGHĨA

Miễn dịch là trạng thái của một cơ thể có khả năng bảo vệ không cho các vi sinh vật xâm nhập vào hoặc không bị các kháng nguyên gây độc

Một cơ thể có được khả năng  bảo vệ là do  nhiều yếu tố như: Ngăn cản  của da, khả năng của thực bào cho đến cấu tạo phân tử của tổ chức, nhưng yếu tố quan trọng nhất để tạo ra khả năng  bảo vệ là đáp ứng miễn dịch đặc hiệu, tức là khả năng hình thành các kháng thể đặc hiệu với từng kháng nguyên

II-CÁC LOẠI MIỄN DỊCH

1.Miễn dịch bẩm sinh

-Miễn dịch loài: Người và động vật trong tự nhiên không mắc một số bệnh này hay bệnh khác, MD này tồn tại suốt đời

-Miễn dịch của trẻ sơ sinh: MD của mẹ truyền cho con qua đường rau thai trong thời kỳ thai nghén, có tính chất tạm thời, không lâu bền

2.Miễn dịch lập thành

-Miễn dịch tự nhiên: Sau khi mắc bệnh hoặc tiếp xúc với mần bệnh cơ thể bị vi sinh vật hoặc chất độc của nó kích thích, sinh ra miễn dịch. MD này có thể tồn tại trong thời gian ngắn (Tả, thương hàn) hoặc lâu dài (sởi, đậu mùa)

-Miễn dịch nhân tạo : Có 2 loại

+Miễn dịch nhân tạo chủ động: Tiêm vacxin, thời gian tồn tại miễn dịch này thường ngắn hơn MD tự nhiên

+Miễn dịch nhân tạo thụ động: Khi cơ thể đang bị nhiễm khuẩn cần có ngay một lượng kháng thể để chống lại tác nhân gây bệnh thì tiêm huyết thanh kháng độc, huyết thanh này được lấy từ người mới mắc bệnh đó khỏi hoặc từ súc vật được miễn dịch.  Thời gian tồn tại miễn dịch ngắn trong vài ngày.

 

III-KHÁNG NGUYÊN

1.Định nghĩa:

 Kháng nguyên là chất mang dấu hiệu thông tin di truyền lạ khi xâm nhập vào cơ thể thì kích thích cơ thể ấy hình thành một đáp ứng miễn dịch đặc hiệu

2.Điều kiện sinh miễn dịch của kháng nguyên

-Điều kiện lý học

Nhìn chung  những chất có phân tử lượng lớn trên 600.000

-Điều kiện hoá học

+ Các chất có bản  chất là Protein: có khả năng sinh miễn dịch

+Các Lipit: nói chung không có tính kháng nguyên

+Các polisacarit: tính kháng nguyên không đồng đều

+Các axit nucleic không có tính kháng nguyên nhưng khi gắn với một số chất khác thì có khả năng sinh kháng nguyên

-Điều kiện ngoại lai: Kháng nguyên phải là ngoại lai với cơ thể

-Về phía cơ thể

Một kháng nguyên không kích thích được mọi cơ thể sinh ra mức độ kháng thể giống nhau mà phụ thuộc vào từng cá thể. Nếu cơ thể có gen gọi là "gen phát hiện" chất lạ mới sinh ra được kháng thể.

3.Phân loại kháng nguyên

*Phân loại theo tính chất:

-Kháng nguyên hoàn toàn: Là kháng nguyên khi vào cơ thể kích thích cơ thể sinh kháng thể và phản ứng đặc hiệu với kháng thể đó

-Kháng nguyên không hoàn toàn: Một số chất không kích thích cơ thể sinh  kháng thể nhưng khi gặp kháng thể do kháng nguyên hoàn toàn sinh ra thì phản ứng kết hợp hoặc đem chất đó kết hợp với protein rồi tiêm vào cơ thể thì lại kích thích được cơ thể sinh kháng thể.

Ví dụ: Penixilin, vỏ của phế cầu khuẩn

-Kháng nguyên không đặc hiệu: Một số chất khi vào cơ thể thì kích thích cơ thể sinh ra kháng thể, kháng thể này ngoài khả năng kết hợp được với kháng nguyên đó còn kết hợp được với kháng nguyên khác.

*Phân loại theo nguồn gốc

-Kháng nguyên động vật: KST, tôm, cua

-Kháng nguyên thực vật: phấn hoa

-Kháng nguyên vi sinh vật: Vi khuẩn, virus, độc tố của vi khuẩn

IV-KHÁNG THỂ

1.Định nghĩa

Kháng thể là những nhân tố do cơ thể tổng hợp ra dưới sự kích thích của kháng nguyên. Mỗi kháng thể chỉ phản ứng đặc hiệu với một kháng nguyên tương ứng.

2.Tính chất của kháng thể

-Bản chất của kháng thể là những gama globulin nằm trong huyết thanh, có đầy đủ tính chất của một protein

+Tính chất kết tủa hoá học

+Có khả năng điện ly: Dùng dòng điện tách được protein huyết thanh: Albumin, alpha, beta, gama Globumin

3.Các loại globulin miễn dịch : Có 5 loại

+IgG là loại kháng thể quan trọng nhất, đa số kháng thể thuộc loại này, là loại kháng thể duy nhất truyền được qua rau thai,lưu hành ở trong máu

Cấu trúc: gồm 4 chuỗi polypeptit nối với nhau bằng cầu đisunfua

+IgA: Được tiết ra tại chỗ từ tương bào ở dịch đường hô hấp trên, nước bọt, nước mũi, họng, sữa, nước mắt, đường ruột, lưu hành ở trong máu. Gồm 2 IgG hợp thành. Mảnh ngoại tiết có tác dụng vận chuyển IgA từ huyết thanh ra ngoài, đồng thời làm phân tử này vững bền với các men tiêu Protein.

+IgD: Chưa hiểu biết đầy đủ về cấu trúc và tác dụng

+IgM: Đến nay chưa biết tác dụng

+IgE: là kháng thể bảo vệ thường thấy trong hiện tượng dị ứng mẫn cảm

V-BỔ THỂ

1.Định nghĩa: Bổ thể là một hệ thống gồm nhiều globulin huyết thanh hợp thành, có trong huyết thanh của người và nhiều loại động vật được viết tắt C', bị phá huỷ 560 C trong 30’

2.Các chức phận của hệ thống bổ thể

Bổ thể không có tính đặc hiệu nhưng tham gia vào nhiều quá trình phản ứng bảo vệ cơ thể

+Làm tan tế bào: Bổ thể làm tan tế bào vi khuẩn, tan hồng cầu

+Có tác dụng trong thực bào

+Có tác dụng trong hiện tượng ngưng kết, kết hợp bổ thể, bất động vi khuẩn

Bổ thể kết hợp với  Ca+ +, Mg+ +  có vai trò lớn trong phòng bệnh của cơ thể: tiêu diệt hồng cầu bị bệnh, bất động vi khuẩn, đơn bào và làm mất hoạt lực của  virus

VI.CÁC PHẢN ỨNG KẾT HỢP KHÁNG NGUYÊN-KHÁNG THỂ

          Kết quả sự kết hợp kháng nguyên-kháng thể có thể có lợi hoặc có hại:

          -Có lợi: Sự kết hợp làm mất tính chất lý học, sinh vật học: độc trở thành không độc, vi khuẩn bị tiêu diệt, ly giải. Những kháng thể đó gọi là kháng thể miễn dịch

          -Có hại: khi kháng nguyên kết hợp kháng thể xẩy ra trong tổ chức tế bào thì tổ chức tế bào giải phóng ra chất trung gian hoá học như histamin, serotonin làm tăng khả năng tiêu huỷ protein. Những kháng thể đó gọi là kháng thể dị ứng

1.Phản ứng ngưng kết

2. Phản ứng lên bông, lắng cặn

3.Phản ứng dung giải

4.Phản ứng kết hợp bổ thể: là phản ứng kháng nguyên kết hợp với kháng thể đặc hiệu nhất thiết phải cần có sự có mặt của bổ thể

5.Phản ứng trung hoà độc lực, độc tố

VII-HIỆN TƯỢNG DỊ ỨNG VÀ MẪN CẢM

1.Dị ứng: Là tính chất thay đổi một cách bất thường của cơ thể. Một cơ thể khi ta tiêm một chất bất kỳ thì phản ứng không rõ nhưng lần thứ hai hoặc các lần sau cũng tiêm lại chất đó thì sinh ra phản ứng mạnh, hoặc khi cơ thể đã nhiễm VSV một lần rồi, nếu ta tiêm thứ VSV đã bị nhiễn đó thì xẩy ra dị ứng.

          -Ví dụ: Đối với một người bị nhiễm vi khuẩn lao được một thời gian ta tiêm vào bệnh nhân đó độc tố lao thì sau 24-48 giờ xuất hiện phản ứng tại chỗ (da nổi quầng đỏ, ngứa), tồn tại 8-15 ngày rồi mất.

          -Ứng dụng:

+Phát hiện những người bị nhiễm khuẩn như nhiễm khuẩn lao (tubeculin, BCG test)

+Phát hiện bệnh do KSV như: Sán lá gan, giun đũa

2. Mẫn cảm:Khi ta tiêm huyết thanh động vật để điều trị cho bệnh nhân, có một số người, tiêm lần đầu không có phản ứng gì nhưng sau một thời gian từ 10 ngày trở lên, ta tiêm lại huyết thanh ấy thì có thể phản ứng ngay: mày đay, ngứa, sốt, sốc, tử vong

          -Khác với dị ứng: Nguồn gốc phát sinh ra không phải là sinh vật và xuất hiện ngay khi tiêm lần 2.

          -Cơ chế: Là phản ứng giữa kháng nguyên và kháng thể trong tổ chức, làm phát sinh ra các chất độc gọi là mẫn cảm tố.

          -Ứng dụng:

                   +Thử phản ứng trước khi tiêm kháng sinh

                   +Trước khi tiêm huyết thanh phải phá mẫn cảm tố (tiêm huyết thanh liều nhỏ đến lớn dần, cách nhau 2-3 giờ cho đến khi hết liều, trong khi đó vẫn phải tiếp tục theo dõi để xử trí kịp thời khi có phản ứng xẩy ra.

Bảng so sánh giữa dị ứng và mẫn cảm

 

Dị ứng

Mẫn cảm

Thời gian xẩy ra phản ứng

Xảy ra muộn sau 24 – 48

Xảy ra ngay tức thì

 

Nguồn gốc KN

Là các sinh vật: vi khuẩn, virus ,tôm, cua

Không có bản chất là sinh vật

Ứng dụng

-Chẩn đoán bệnh lao

-Phát hiện bệnh do KSV như:Sán lá gan, giun đũa

-Thử phản ứng trước khi tiêm kháng sinh

-Trước khi tiêm huyết thanh phải phá mẫn cảm tố

LƯỢNG GIÁ

I/ Trả lời ngắn gọn các câu sau:

1. Kể tên 2 loại miễn dịch bẩm sinh.

A............................................................................................................................

          B............................................................................................................................

2. Kể tên 2 loại miễn dịch thành lập.

A............................................................................................................................

          B............................................................................................................................

3. Phân loại kháng nguyên theo nguồn gốc.

A............................................................................................................................

          B............................................................................................................................

C.Kháng nguyên vi sinh vật: Vi khuẩn, virus, độc tố của vi khuẩn

II. Nhận định đúng sai các câu sau:

TT

Nội dung

Đ

S

1.

Kháng thể được bào chế từ vi sinh vật.

 

 

2.

Các Protein đều không có tính kháng nguyên

 

 

3.

Kháng nguyên hoàn toàn kích thích cơ thể sinh kháng thể và phản ứng đặc hiệu với nó

 

 

III/ Chọn ý đúng nhất.

1. Miễn dịch nào tồn tại lâu nhất.

          A. Miễn dịch loài.                             D. Miễn dịch nhân tạo thụ động

          B. Miễn dịch của trẻ sơ sinh.             E. Miễn dịch tự nhiên.

          C. Miễn dịch nhân tạo chủ động.

2. Kháng thể có bản chất là:

          A. Các vi sinh vật.                                      D. Lypid.

          B. Độc tố của vi khuẩn.                    E. Polysaccarit.

          C. Các gama Globulin.

5. Chất nào trong các chất sau không có tính kháng nguyên.

          A. Protein.                     C. Glucid.                      E. Cả A+B+C+D.

          B. Lipid.                        D. Axit nucleic.

IV.Trả lời câu hỏi

1.     Nêu định nghĩa và các loại miễn dịch? (10 phút)

2.     Nêu định nghĩa kháng nguyên và điều kiện sinh miễn dịch của kháng nguyên? (10 phút)

3.     Trình bày phân loại kháng nguyên? (10 phút)

4.     So sánh hai hiện tượng dị ứng và mẫn cảm? (10 phút)

 

QUÁ TRÌNH DỊCH

MỤC TIÊU:

1. Trình bày được các mắt xích liên quan  đến quá trình dịch.

2. Trình bày được các hình thái và mức độ dịch.

3. Trình bày được cơ chế và phân loại bệnh truyền nhiễm.

NỘI DUNG.

I.ĐỊNH NGHĨA: Các bệnh nhiễm khuẩn nối tiếp nhau liên tục với sự có mặt của các  vsv là tác nhân gây bệnh, xẫy ra trong những điều kiện tự nhiên và xã hội nhất định.

          Thực tế quá trình dịch là một dẫy những ổ dịch có liên quan với nhau.ổ dịch này phát sinh ra từ ổ dịch khác với mối liên quan bên trong của chúng được quyết định bởi các điều kiện sống của xã hội loài người.

II. CÁC MẮT XÍCH LIÊN QUAN CỦA QUÁ TRÌNH DỊCH.

1.Ba mắt xích trực tiếp.

*Nguồn truyền nhiễm: Là những cơ thể sống của người( hoặc súc vật) trong đó VSV gây bệnh ký sinh tồn tại được và phát triển được.

*Đường truyền nhiễm: Để bảo toàn nòi giống, các VSV gây bệnh, sau khi được đào thải ra ngoài cơ thể của nguồn truyền nhiễm chúng phải nhờ các yếu tố của môi trường xung quanh làm phương tiện vận chuyển đến một cơ thể lành khác .

          Các yếu tố của môi trường xung quanh như không khí, nước, thực phẩm,  bụi, ruồi, muỗi, bọ chét... Sự vận động của các yếu tố này đưa VSV gây bệnh từ một nguồn truyền nhiễm sang một cơ thể lành gọi là đường truyền nhiễm

          Có 4 loại đường truyền nhiễm:

-Hô hấp

-Tiêu hoá

-Máu

-Da và niêm mạc

*Khối cảm nhiễm: Tất cả những người khoẻ mạnh, nếu chưa có miễn dịch, đều có thể cảm nhiễm với các bệnh nhiễm khuẩn. Nếu đã có khả năng miễn dịch thì sẽ không mắc hoặc mắc bệnh nhẹ.

          Một khi các cá thể trong khối cảm nhiễm bị mắc bệnh thì đến lượt họ lại trở thành nguồn truyền nhiễm và quá trình dịch lại tiếp diễn

2.Hai yếu tố tác nhân gián tiếp

          *Yếu tố thiên nhiên: thời tiết, khí hậu, điều kiện vật lý, thảm thực vật, hoàn cảnh sinh thái..... đều có ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển, hoặc lụi tàn một bệnh truyền nhiễm nhất định.

          *Yếu tố xã hội: Tổ chức xã hội, tổ chức chăm sóc y tế, trình độ văn hoá của một xã hội đều có ảnh hưởng, nhiều khi quyết định đến sự xuất hiện, duy trì hoặc thanh toán một bệnh truyền nhiễm.

III.CÁC HÌNH THÁI VÀ MỨC ĐỘ DỊCH

1. Dịch

          Một bệnh truyền nhiễm sẽ trở thành một vụ dịch khi trong một thời gian ngắn, có tỷ lệ mắc hoặc chết vượt quá tỷ lệ mắc hoặc chết trung bình trong nhiều năm liền tại khu vực không gian đó. Để xác định dịch người ta tính hệ số năm dịch (HSND) bằng:



ch s mc bnh trung bình tháng trong mt năm (A)

 
 


ch s mc bnh trung bình tháng trong nhiu năm (B)

 
HSND =

 



S mi mc bnh trong năm đó

 
 


12 tháng

 
A =                                                             

 



S mi mc trong nhiu năm đó

 
 


S tháng trong nhiu năm đó

 
B =

 

2.Dịch địa phương: Là bệnh dịch chỉ xẩy ra trong một khu vực không gian nhất định, trong địa phương đó ,không lan tràn ra các địa phương khác. Dịch địa phương tồn tại và diễn biến theo những yếu tố căn nguyên quy định của dịch. Những yếu tố này chỉ có và diễn biến trong địa phương đó, khi những yếu tố căn nguyên này bị thay đổi hoặc triệt tiêu thì dịch địa phương cũng thay đổi hoặc bị đình chỉ.

3.Đại dịch và dịch tối nguy hiểm

-Đại dịch là bệnh dịch gây nên số mới mắc rất lớn khác thường, cho dầu mới chỉ là lưu hành trong một nước.

-Dịch tối nguy hiểm là những bệnh không những có khả năng làm mắc nhiều người mà còn gây ra tử vong cao

4.Các trường hợp tản phát: Là những trường hợp mắc lẻ tẻ không có quan hệ gì với nhau về không gian ,thời gian

5.Dịch theo mùa

          Có những dịch có những diễn biến khá đều đặn theo các tháng trong năm, rõ rệt nhất là đối với đa số các bệnh truyền nhiễm

          Tính theo mùa chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố thiên nhiên, nhưng cũng có can thiệp của các yếu tố xã hội

          Để xác định tính chất theo mùa của dịch, người ta tính hệ số mùa dịch (HSMD) theo tháng: HSMD bằng:



Ch s mc bnh trung bình ngày/tháng (A)

 
 


Ch s mc bnh trung bình ngày/năm (B)

 
            HSMD =

 



S mi mc ca 1 tháng

 
 


S ngày ca tháng

 
A =

 



S mi mc ca 1 năm

 
 


365 ngày

 
B =

 

          Nếu tháng nào có hệ số tháng dịch lớn hơn 100% được coi là tháng dịch và nhiều tháng dịch liền nhau trong một năm được coi là mùa dịch

6.Khái niệm dịch vận dụngvới các bệnh không truyền nhiễm, mạn tính

          -Trước đây không có khái niệm dịch với các bệnh này.

          -Khái niệm này được thay thế bằng khái niệm tăng hoặc giảm trong một thời gian dài nhiều năm, bằng cách theo dõi nhiều năm về tỷ lệ mới mắc của một bệnh trạng nhất định.

IV.PHÂN LOẠI BỆNH TRUYỀN NHIỄM

1.Cơ chế truyền nhiễm

          Là một cơ chế đảm bảo cho VSV gây bệnh từ  vật chủ này sang sinh trưởng và phát triển ở một vật chủ khác. Cơ chế truyền nhiễm gồm 3 gai đoạn:

          -Cơ chế tách khỏi vật chủ cũ

          -Cơ chế tồn tại ở môi trường bên ngoài

          -Cơ chế xâm nhập vật chủ mới

*Vị trí đào thải của VSV ra khỏi cơ thể

+Phân

+Đờm và các chất tiết mũi họng

+Máu được các vectơ trung gian hút ra khỏi cơ thể

+Sự đào thải của da, niêm mạc, lông, tóc

* Sự tồn tại của VSV gây bệnh ở môi trường ngoài cơ thể: Sự tồi tại lâu hay chóng phụ thuộc vào điều kiện của môi trường bên ngoài nhưng quyết định vẫn là sức đề kháng của chính VSV trước những điều kiện đó

* Khái niệm về vị trí cảm nhiễm

          Tất cả những tổ chức, cơ quan của cơ thể mà VSV tồn tại và phát triển được ở đó đều được gọi là vị trí cảm nhiễm của cơ thể đối với VSV gây bệnh

* Khái niệm về vị trí cảm nhiễm đầu tiên: Những cơ quan, tổ chức đầu tiên của cơ thể mà khi VSV xâm nhập vào cơ thể gặp phải, thích ứng, VSV bắt đầu sinh sản và phát triển được gọi là vị trí cảm nhiễm thứ nhất của cơ thể đối với VSV gây bệnh. Sau đó, tuỳ thuộc cơ chế sinh bệnh mà VSV gây bệnh chỉ ở vị trí đó hoặc tiếp tục gây bệnh ở nhũng tổ chức khác nữa, đó là vị trí cảm nhiễm thứ hai

2.Phân loại bệnh truyền nhiễm

          Căn cứ vào vị trí cảm nhiễm thứ nhất người ta chia các bệnh truyền nhiễm làm 4 loại khác nhau:

          -Bệnh truyền nhiễm theo tiêu hoá: Có cơ chế lan truyền theo đường phân-miệng

          - Bệnh truyền nhiễm theo hô hấp: Có cơ chế lan truyền theo giọt nước bọt,bụi - Hít thở

          -Bệnh truyền nhiễm theo tuần hoàn: Có cơ chế lan truyền theo đường hút máu- tuần hoàn.

          - Bệnh truyền nhiễm theo da, niêm mạc: Có cơ chế lan truyền ngoài da, niêm mạc.

          -Một số bệnh có nhiều cơ chế lan tràn.

LƯỢNG GIÁ

I.Trả lời ngắn ngọn các câu sau:

1. Nêu 3 mắt xích trực tiếp của quá trình dịch.

A............................................................................................................................

          B............................................................................................................................

          C............................................................................................................................

2. Nêu 2 yếu tố tác nhân gián tiếp của quá trình dịch.

A............................................................................................................................

          B............................................................................................................................

3. Nêu 3 giai đoạn của cơ chế truyền nhiễm.

A............................................................................................................................

          B............................................................................................................................

          C............................................................................................................................

II. Nhận định đúng sai các câu sau:

TT

Nội dung

Đ

S

1.

Nguồn truyền nhiễm là cơ thể người hoặc súc vật mà ở đó mầm bệnh có thể xâm nhập, tồn tại phát triển và sinh sản được.

 

 

2.

Khối cảm nhiễm là cơ thể người hoặc súc vật mà ở đó mầm bệnh có thể xâm nhập, tồn tại, phát triển và sinh sản được.

 

 

3.

Ruồi là nguồn truyền nhiễm của các bệnh tả, lỵ.

 

 

4

Muỗi là bệnh truyền nhiễm của các bệnh sốt rét và giun chỉ.

 

 

 

III/ Chọn ý đúng nhất.

1. Chỉ số mắc bệnh trung bình tháng trong năm được tính bằng:

          A. Số mới mắc trong năm đó/ 12 tháng.

          B. Số mới mắc trong nhiều năm đó/ số tháng trong thời kỳ nhiều năm đó.

          C. Chỉ số mắc bệnh trung bình tháng trong năm/ chỉ số mắc bệnh trung bình tháng trong nhiều năm.

          D. Số mới mắc của một tháng/ số ngày của tháng đó.

          E. Chỉ số mắc bệnh trung bình trên tháng/ chỉ số mắc bệnh trung bình trên năm.

2. Hệ số năm dịch được tính bằng:

          A. Số mới mắc trong năm đó/ 12 tháng.

          B. Số mới mắc trong nhiều năm đó/ số tháng trong thời kỳ nhiều năm đó.

          C. Chỉ số mắc bệnh trung bình tháng trong năm/ chỉ số mắc bệnh trung bình tháng trong nhiều năm.

          D. Số mới mắc của một tháng/ số ngày của tháng đó.

          E. Chỉ số mắc bệnh trung bình trên tháng/ chỉ số mắc bệnh trung bình trên năm.

3. Chỉ số mắc bệnh trung bình ngày/tháng được tính bằng:

A. Số mới mắc trong năm đó/ 12 tháng.

          B. Số mới mắc trong nhiều năm đó/ số tháng trong thời kỳ nhiều năm đó.

          C. Chỉ số mắc bệnh trung bình tháng trong năm/ chỉ số mắc bệnh trung bình tháng trong nhiều năm.

          D. Số mới mắc của một tháng/ số ngày của tháng đó.

          E. Chỉ số mắc bệnh trung bình ngày trên tháng/ chỉ số mắc bệnh trung bình ngày trên năm.

4. Trong các trường hợp sau trường hợp nào không phải là nguồn truyền nhiễm :

          A. Người bệnh.                                 

          B. Người lành mang mầm bệnh.                          

          C. Người khỏi mang mầm bệnh.      

          D. Súc vật.

          E. Muỗi.

IV.Trả lời câu hỏi

1.     Nêu định nghĩa quá trình dịch và các mắt xích liên quan của quá trình dịch? (15 phút)

2.     Nêu cơ chế truyền nhiễm và phân loại bệnh truyền nhiễm? (15 phút)

 

 

 

 

VACXIN

MỤC TIÊU

Trình bày được nguyên lý, phân loại và nguyên tắc sử dụng của vacxin

NỘI DUNG

I-NGUYÊN LÝ

         Dùng vacxin để phòng bệnh là đưa vào cơ thể một loại KN lấy từ VSV gây bệnh đã được bào chế đến mức không còn khả năng gây bệnh hay chỉ gây bệnh rất nhẹ, không ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ con người nhưng có khả năng kích thích cơ thể sinh ra kháng thể và không bị mắc bệnh khi có nhiễm khuẩn tái phát.

Chỉ những bệnh sau khi mắc bệnh khoircos miễn dịch mới có thể chế tạo ra vacxin.

II-PHÂN LOẠI VACXIN

1.Theo nguồn gốc

+Vacxin VSV chết: Chọn những VSV gây bệnh có độc lực mạnh, dùng các yếu tố lý hoá để giết VSV nhưng vẫn còn tính kháng nguyên

Ví dụ: Vacxin TAB, tả, ho gà

         +Vacxin VSV sống: Là những VSV đã mất độc lực nhưng còn khả năng kháng nguyên. Vacxin VSV sống có tác dụng miễn dịch lâu dài hơn vacxin VSV chết

         Vi dụ: Vacxin BCG, sa bin, đậu mùa

+Vacxin là giải độc tố: Làm từ độc tố của vi khuẩn gây mất độc lực

Vi dụ: Vacxin bạch hầu, uốn ván

2.Theo hiệu lực miễn dịch

+Vacxin đơn giá: Là vacxin chỉ làm từ một chủng VSV do đó có tác dụng phòng ngừa một bệnh đó (BCG, Sabin)

+Vacxin đa giá: Người ta hỗn hợp nhiều loại kháng nguyên khác nhau thành một thứ vacxin với điều kiện các vacxin này không ức chế lẫn nhau ( DPT)

+Vacxin hấp phụ:Là những vacxin người ta cho thêm vào đó tá chất có tính chất hấp phụ kháng nguyên, làm cho kháng nguyên đó khó đồng hoá trong cơ thể do đó khích thích cơ thể lâu dài hơn và sinh kháng thể cũng nhiều hơn.

III. NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG VACXIN

1. Phải dùng rộng rãi: Càng nhiều càng tốt, đúng đối tượng, phải dùng Vacxin > 80%đối tượng cảm thụ.

2Thời gian cần tiêm chủng: Tiêm trước khi có mùa dịch xảy ra

3. Đối tượng dùng vacxin

         +Trẻ em

         +Người tiếp xúc với VSV gây bệnh mà chưa được miễn dịch

4. Điều kiện sức khoẻ: Tiêm cho những người khoẻ mạnh

5. Phương pháp dùng Vacxin

         -Bằng đường tiêm:

              +Dưới da: Sởi

              +Trong da: BCG

              +Tiêm bắp: DPT, TT

         -Bằng đường uống: Bại liệt

         -Bằng đường chủng: Đậu mùa

6.Khoảng cách giữa 2 lần dùng vacxin: tuỳ loại vacxin, thường 7 - 10 ngày hoặc 1 tháng, có loại chỉ tiêm 1 lần

7. Thời gian miễn dịch, tiêm nhắc lại : Thời gian miễn dịch tuỳ loại vacxin ( Đậu mùa: 5 năm, tả: 6 tháng)

8. Đáng giá kết quả tiêm chủng

+Phát hiện sự có mặt của kháng thể trong chính người được tiêm chủng

+Theo dõi tình hình dịch trước và sau khi tiêm vacxin

9.Bảo quản  và thời hạn sử dụng vacxin

+ Bảo quản từ 0-100C, tốt 4 - 80C

+ Kiểm tra hạn sử dụng trước khi tiêm vacxin

 

HUYẾT THANH

MỤC TIÊU

Trình bày được nguyên lý, nguyên tắc sử dụng huyết thanh

NỘI DUNG

1. NGUYÊN LÝ

Dùng huyết thanh là đưa vào cơ thể loại kháng thể có sẵn của người hoặc động vật, làm cho cơ thể có ngay kháng thể đặc hiệu chống lại tác nhân gây bệnh.

II. NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG

1.Đối tượng sử dụng: Chỉ dùng cho các bệnh nhân đã nhiễm VSV hay nhiễm độc cấp tính cần phải đưa ngay kháng thể để trung hòa tác nhân gây bệnh. Khi dùng huyết thanh thường phối hợp với kháng sinh để tiêu diệt mầm bệnh và với Vacxin để gây miễn dịch  chủ động tiếp theo nhằm bảo vệ lâu dài và vững chắc hơn.

2. Liều lượng: Tuỳ mức độ nặng nhẹ và tuổi, cân nặng, tiêm ít lần với liều cao.

3.Thời gian miễn dịch của huyết thanh:

Tiêm huyết thanh không có khả năng kích thích cơ thể sinh ra kháng thể, bản thân nó bị đào thải rất nhanh thường sau 10 - 15 ngày cơ thể không còn kháng thể nữa.

4.Đề phòng phản ứng huyết thanh:

-Trước khi tiêm huyết thanh phải làm phản ứng mẫn cảm

          -Làm phương pháp giải mẫn cảm của Bedreska: tiêm huyết thanh liều nhỏ đến lớn dần, cách nhau 2-3 giờ cho đến khi hết liều, trong khi đó vẫn phải tiếp tục theo dõi để xử trí kịp thời khi có phản ứng xẩy ra.

LƯỢNG GIÁ

I.Trả lời ngắn ngọn các câu sau:

1. Phân loại vacxin theo nguồn gốc.

          A............................................................................................................................

          B............................................................................................................................

C............................................................................................................................

2. Nêu 3 đường tiêm vacxin vào cơ thể

          A............................................................................................................................

          B............................................................................................................................

C............................................................................................................................

3. Nêu 2 cách đánh giá kết quả tiêm chủng.

A............................................................................................................................

          B............................................................................................................................

II. Nhận định đúng sai các câu sau:

TT

Nội dung

Đ

S

1.

Vacxin đơn giá là vacxin phòng được nhiều bệnh.

 

 

2.

Dùng vacxin để kích thích cơ thể sinh ra kháng nguyên.

 

 

3.

Vacxin là kháng nguyên có nguồn gốc từ vi sinh vật.

 

 

4

Vacxin là giải độc tố được sản xuất từ nội độc tố của vi khuẩn.

 

 

III. CHỌN Ý ĐÚNG NHẤT.

1. Vacxin được bảo quản tốt nhất ở nhiệt độ:

          A.-10 - 00C                                                 D. 0- 100C

          B. 10- 150C                                                 E. 20- 250C.

          C. 15- 200C.

2. Vacxin nào được sản xuất từ độc tố vi khuẩn.

          A. BCG.                                            D. Uốn ván.

          B. Sabin.                                           E. Cả C+D.

          C. Bạch hầu.

3. Dùng Vacxin là đưa vào cơ thể:

          A. Kháng thể.      

          B. Kháng nguyên có nguồn gốc động vật.

          C. Kháng nguyên có nguồn gốc thực vật.

          D. Kháng nguyên có nguồn gốc vi sinh vật.

          E. Cả B+C+D.

IV.Trả lời câu hỏi

1.     Nêu nguyên lý của vacxin và phân loại vacxin? (10 phút)

2.     Nêu các nguyên tắc sử dụng vacxin? (10 phút)

3.     Nêu nguyên lý và nguyên tắc sử dụng huyết thanh? (10 phút)

 

 

NGUYÊN LÝ PHÒNG  CHỐNG  DỊCH

MỤC TIÊU

1.Trình bày được nguyên lý chung của phòng dịch

2.Trình bày được nguyên lý chung của chống dịch

NỘI DUNG

I-NGUYÊN LÝ CHUNG CỦA PHÒNG DỊCH

-Phòng dịch bao gồm các biện pháp tiến hành thường xuyên khi chưa có hoặc đã có bệnh truyền nhiễm nhưng chưa xảy ra thành dịch. Các biện pháp này phải tiến hành thường xuyên lâu dài không những chỉ đối với ngành y tế mà còn là nhiệm vụ của xã hội, nhà nước

     Các biện pháp bao gồm

+Các biện pháp Nhà nước

+Các biện pháp giáo dục sức khoẻ của nhân dân

+Các biện pháp y tế

1.Các biện pháp Nhà nước

+Các kế hoạch kinh tế quốc dân nhằm cải thiện không ngừng các điều kiện sinh hoạt và lao động của nhân dân, các điều kiện lao động hợp vệ  sinh nhằm hạn chế thanh toán các bệnh truyền nhiễm.

+Các kế hoạch trong lĩnh vực vệ sinh công cộng, quy hoạch xây dựng nhà ở và các tiện nghi vệ sinh  nhà cửa, khu tập thể, nhà trẻ, mẫu giáo, nhà trường.

+Cung cấp nước sạch, xử lý tốt phân, rác, nước thải

+Các điều lệ và tiêu chuẩn vệ sinh

2. Các biện pháp tuyên truyền giáo dục sức khoẻ cho nhân dân

+Cho nhân dân hiểu về bệnh truyền nhiễm, các tập quán vệ sinh và các biện pháp chống dịch đơn giản.

Các cơ quan y tế đặt chương trình giáo dục vệ sinh cho nhân dân địa phương mình, từng thời gian nhằm vào các bệnh phổ biến ở đó.

+Tổ chức vệ sinh quần chúng nhằm dựa vào quần chúng phát hiện và bồi dưỡng những nhân tố tích cực làm hạt nhân để tuyên truyền giáo dục vệ sinh quần chúng như các vệ sinh viên trong các xí nghiệp, công nông trường, hợp tác xã, các ban bảo vệ sức khoẻ, các chi hội chữ thập đỏ.

3.Các biện pháp y tế: 3 biện pháp

-Chương trình gây miễn dịch đặc hiệu bảo vệ khối cảm nhiễm

-Các chương trình về môi trường, đấu tranh, hạ thấp và loại bỏ tác hại của các yếu tố lan truyền bệnh.

-Các chương trình chống nhiễm khuẩn: phòng chống tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em, sốt rét... Trong công tác thực tế cần thiết và có thể làm được ở mọi tuyến y tế là:

+Khai báo các trường hợp bệnh truyền nhiễm

+Chẩn đoán lâm sàng và điều trị đặc hiệu hoặc không đặc hiệu

+Phát hiện người bệnh trong nhóm người có nguy cơ

+Cách ly có chọn lọc người  bệnh trong thời kỳ lây bệnh

+Tẩy uế trong và sau quá trình bị bệnh

+Diệt côn trùng và chuột

+Ngăn cách chọn lọc: Các biện pháp bắt buộc cới người, súc vật phương tiện vận chuyển, cấm hội họp đông người.

+Gây miễn dịch, điều tra miễn dịch trong quần thể.

+Giám sát người và vật mang mầm bệnh và có các biện pháp chữa trị, giáo dục y tế, vệ sinh.

+Các biện pháp lý hoá và sinh học làm sạch môi trường

+Kiểm tra vệ sinh thức ăn, nước uống

+Giám sát trường học

+Bảo vệ quần thể bằng giáo dục vệ sinh, dinh dưỡng, vệ sinh cá nhân, phòng bệnh bằng Vacxin, huyết thanh, thuốc, hoá chất

+Điều tra dịch tễ các bệnh truyền nhiễm

+Kiểm soát biên giới bệnh truyền nhiễm

Các biện pháp  liệt kê trên đây là biện pháp cần thiết nhưng cần chọn lọc những biện pháp thích hợp.

II-NHỮNG NGUYÊN LÝ CHUNG CHỐNG DỊCH

     Các biện pháp chống dịch được tiến hành theo 2 bước:

+Điều tra dịch

+Xử lý dịch

Cả 2 biện pháp đều tiến hành nhanh chóng ngay khi dịch bắt đầu chúng gối đầu nhau và đều được tiến hành ngay trong trường hợp chưa được xác định rõ ràng. Trong quá trình đó phải có những bước sơ kết, rút kinh nghiệm, cuối cùng tổng kết, đánh giá từng biện pháp trong toàn bộ các biện pháp đã tiến hành. Các biện pháp củng cố để chắc chắn sau này không còn trở lại thành dịch và không gây ổ dịch mới xung quanh.

LƯỢNG GIÁ

I. Trả lời ngắn gọn các câu sau.

1. Kể tên 3 biện pháp phòng dịch.

A............................................................................................................................

          B............................................................................................................................

          C............................................................................................................................

2. Kể tên 2 bước của chống dịch.

A............................................................................................................................

          B............................................................................................................................

3. Nêu các biện pháp Nhà nước trong phòng dịch:

A............................................................................................................................

          B............................................................................................................................

          C............................................................................................................................

D.Các điều lệ và tiêu chuẩn vệ sinh

II. Nhận định đúng sai các câu sau:

TT

Nội dung

Đ

S

1.

Tiêm phòng cho trẻ em là một trong những biện pháp nhà nước dùng để phòng dịch.

 

 

2.

Cung cấp nước sạch, xử lý tốt phân, rác, nước thải là một trong những biện pháp nhà nước dùng để phòng dịch.

 

 

3.

Giúp cho nhân dân hiểu về bệnh truyền nhiễm là một trong những biện pháp nhà nước dùng để phòng dịch.

 

 

III. Chọn ý đúng nhất.

1.Phòng dịch bao gồm các biện pháp tiến hành thường xuyên khi:

             A. Chưa có bệnh truyền nhiễm.

             B. Đã có bệnh truyền nhiễm nhưng chưa xảy ra thành dịch.

             C. Đã có dịch.

             D. Cả A+B

             E. Cả A+B+C

2. Phòng dịch là nhiệm vụ của:

             A. Ngành y tế

             B. Xã hội

             C. Nhà nước

   D. Cả A+B+C

IV. Trả lời câu hỏi.

1.     Trình bày các nguyên lý chung phòng dịch? (20 phút)

CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH

MỤC TIÊU

1.Trình bày được nội dung công tác điều tra dịch

2.Trình bày được nội dung công tác  chống dịch

NỘI DUNG

I. ĐIỀU TRA DỊCH

          Là một công tác qua trọng hàng đầu  khi có một vụ dịch xảy ra vì nó là cơ sở khoa học chính xác cho việc phòng chống dịch kịp thời.

          Bất cứ 1 biểu hiện dịch nào trên thực tiễn dù quy mô to hay nhỏ cũng cần điều tra.

+Nguồn của tác nhân gây dịch và hoàn cảnh xảy ra dịch

+Phương thức lây truyền dịch

+Sự phân bố dịch theo thời gian, không gian, quần thể đối tượng cảm nhiễm.

Đi đến xây dựng được biện pháp phòng chống dịch thích hợp

1.Các yêu cầu điều tra 1 vụ dịch

1.1.Khẳng định trên thực tế có dịch tồn tại

Tỷ lệ mắc vượt hơn tỷ lệ mắc trong nhiều năm

1.2.Xác định chẩn đoán

-Nhiệm vụ đầu tiên của điều tra dịch là: phát hiện nguồn truyền nhiễm, nghĩa là phải chẩn đoán chính xác căn nguyên của bệnh và các yếu tố lan truyền bệnh trong dân chúng.

-Chẩn đoán trong 1 vụ dịch thường dựa vào:

+Thăm khám lâm sàng: với các triệu chứng điển hình hoặc không điển hình, các loại triệu chứng đặc biệt.

+Dịch tễ học: Phát hiện nguồn lây từ đâu? phương thức lây lan, các yếu tố lan truyền bệnh, cường độ lan truyền bệnh, các đặc điểm bệnh nhân: Tuổi, giới, dân tộc, điều kiện sinh hoạt cá nhân, vấn đề miễn dịch cá thể, tập thể.

+Chẩn đoán phòng thí nghiệm

1.3.Tiến hành chẩn đoán nhanh các ca bệnh đầu tiên

1.4. Xét các trường hợp có sự  tiếp xúc chung

Đây là phần quan trọng trong quá trình phân tích dịch, phải tập hợp các ca bệnh lại theo thời gian, địa điểm và các đặc điểm cá nhân giống nhau.

a,Giới hạn

+Biết được thời gian khởi điểm của mỗi ca bệnh có thể giúp ích cho xác định thời gian thời kỳ ủ bệnh.

+Thu thập các triệu chứng phải cẩn thận đặc biệt  các triệu chứng trước khi xuất hiện triệu chứng chính.

b,Địa điểm

Nên cố gắng tìm sự liên hệ những trường hợp bệnh với nhà ở, trường học, làng xã hoặc những cộng đồng khác

c,Con người

Lưu ý: Các đặc điểm cá nhân: Tuổi, giới, nghề nghiệp...... có thể là những biến số dịch tễ học có ích khi phân tích

1.5.Hình thành giả thuyết

Ban đầu phải có giả thiết tạm thời về:

+Nguyên nhân, bản chất  của bệnh

+Nguồn gốc vụ bùng nổ và phương thức lây

1.6.Lập kế hoạch và chỉ đạo điều tra dịch tễ học

Thông tin cần có

Cách làm

-Bản chất bệnh

-Tìm kiếm thăm khám

- Khám lâm sàng

-Khám xét nghiệm

-Danh sách bệnh nhân

-Độ lớn  vụ dịch và các nhóm  dân chúng bị tấn công

-Thành lập các biểu đồ dịch

-Thành lập các bản đồ

-Xác định các chỉ số mắc bệnh trong các nhóm dân chúng

-Điều tra hồi cứu

-Điều tra huyết thanh học

-Theo dõi tiếp theo

-Nguồn lây cách thức lây

-Tìm kiếm người tiếp xúc

-Xác định về xét nghiệm các chất lây từ các nguồn lây

-Vùng  và cá nhân có thể bị đe doạ

+Thông tin về các vụ dịch sau

+Tình hình miễn dịch, tiêm chủng

+Điều tra miễn dịch học( huyết thanh học)

1.7.Phân tích số liệu

-Điều tra theo mẫu có sẵn

-Tính các bảng biểu, tỷ lệ tấn công theo tuổi, giới...

1.8.Đưa ra kết luận

Các kết luận phải đưa ra tất cả các dữ kiện thích hợp và rõ ràng để chỉ ra được:

+Tác nhân gây bênh

+Phương thức lan truyền bệnh

+Tình hình miễn dịch trong dân chúng với bệnh đó

1.9.Thực hiện những biện pháp kiểm soát

Nhiều biện pháp kiểm soát được sử dụng trong điều tra dịch, trong trường hợp dịch xảy ra ở khu vực đã được tiêm phòng bằng Vacxin, phải đánh giá tình trạng vacxin, nếu có điều nghi ngờ phải tiến hành tiêm càng sớm càng tốt

1.10.Viết báo cáo

Báo cáo phải rõ ràng và bao hàm tất cả các yếu tố

2.Điều tra 1 trường hợp bệnh hoặc 1 vụ dịch bệnh truyền nhiễm quy mô nhỏ.

-Cần phải chọn ra 1 danh sách theo thứ tự ưu tiên của bệnh truyền nhiễm để điều tra. Thông thường những tiêu chuẩn sau đây là bắt buộc khi quyết định bệnh ưu tiên:

2.1.Bệnh có Vacxin dự phòng

-Tiêm chủng chưa  đầy đủ

-Kỹ thuật tiêm không đảm bảo

-Vacxin hỏng hay không có hiệu lực

2.2.Các bệnh có tầm quan trọng đối với sức khoẻ cộng đồng mà đã có biện pháp phòng chống

VD: Bệnh lao, bệnh truyền qua đường sinh dục

2.3.Các bệnh  có tầm quan trọng với sức khoẻ cộng đồng mà các biện pháp phòng chống mới chỉ phát triển 1 phần

VD: bệnh tiêu chảy, viêm phổi...

2.4.Các bệnh có tầm quan trọng với sức khoẻ cộng đồng nhưng chưa có biện pháp phòng chống.

VD:Viêm gan virus

2.5.Các bệnh thuộc phạm vi phải kiểm dịch quốc tế

14 bệnh truyền nhiễm được coi là điều tra dịch tễ đặc biệt

-Bệnh truyền nhiễm phải báo cáo theo quy định quốc tế: Bệnh tả, sốt vàng

-Những bệnh truyền nhiễm phải báo cáo có ưu tiên giám sát cao, bệnh phòng dịch trên cơ sở tiêm chủng : Sởi, lao,rubella

-Những bệnh chú ý giám sát đặc biệt:

+Nhiễm khuẩn  hô hấp cấp, chỉ những trường hợp nặng được chẩn đoán là viêm phổi, viêm phế quản phổi phải vào viện là phải báo cáo.

+Tả chảy, những trường hợp nặng phải vào viện với dấu hiệu lâm sàng mất nước được chẩn đoán trong bệnh viện là phải báo cáo

+Bệnh viêm não, viêm màng não, những trường hợp được chẩn đoán lâm sàng hoặc VSV học, xác định kết quả ở bẹnh viện là phải báo cáo.

-Những bệnh chú ý đặc biệt trong giám sát, không yêu cầu báo cáo:

+Bệnh phong, bệnh lậu, giang mai, ngộ độc cá

+Bệnh dengue (sốt xuất huyết)

+Bệnh VGA, B hoặc không xác định

+Bệnh xoắn khuẩn

+Bệnh sốt rét, thấp khớp cấp

3.Các giai đoạn tiến hành

3.1.Giai đoạn 1: Thăm khám phát hiện

a,Xác định chẩn đoán lâm sàng và xét nghiệm

b,Cần chú ý

+Để ý tất cả các triệu chứng của thể lâm sàng có ý nghĩa dịch tễ học (thời kỳ ủ bệnh của từng người)

+Các thể lâm sàng rõ, thể nhẹ, sơ sài tại các phòng khám khu vực

3.2.Giai đoạn 2

Thu thập dữ kiện dịch tễ học

a,Phải ghi nhận và để ý tất cả các dữ kiện bất thường về ngoại cảnh và môi sinh

+Nguồn nước: Có rò rỉ không, lượng Clo trong nước

+Tình hình vệ sinh thực phẩm

+Người nấu ăn, người giúp việc trong gia đình có mang khuẩn

b,Phải xác định ngay nhóm người có liên quan

c,Phải sắp xếp các ca bệnh theo thời gian làm nổi bật lên ý tác giả nhận thấy và quan tâm.

+Làm bản đồ số mới mắc theo thời gian

+Bản đồ dịch tễ luôn được bổ sung

3.3.Giai đoạn 3: Thống kê

Là giai đoạn xác định lại những sự kiện thu thập được để lý giải những ý niệm còn nghi ngờ.

a,Tìm hiểu các tỷ lệ tấn công, bệnh theo nghề nghiệp, tuổi, giới, lối sống, dân tộc...

b,Tiền sử dịch tễ học: Cá nhân và địa phương đã bị mắc bệnh hiện nay lần nào chưa.

3.4.Giai đoạn 4: Đặt giả thuyết để tìm căn nguyên và các yếu tố lây lan.

3.5.Giai đoạn 5: Lập kế hoạch phòng chống dịch

a,Mục đích của điều tra dịch tễ học tại khu dịch là:

+Phát hiện căn nguyên và các yếu  tố lan truyền bệnh

+Quy định giới hạn khu dịch

+Chọn  biện pháp thích hợp nhất để xử lý dịch

b,Sau khi đã hoàn thành 4 giai đoạn điều tra cán bộ dịch tễ phải đặt kế hoạch xử lý khu dịch nhanh gọn, hiệu quả cao, đồng thời có biện pháp bảo vệ khối cảm thụ để đề phòng và ngăn ngừa dịch tái phát.

II.CHỐNG DỊCH

1.Các biện pháp đối với nguồn truyền nhiễm

1.1.Nguồn truyền nhiễm là người bệnh điển hình

a,Phát hiện nguồn truyền nhiễm

Cần thống nhất các phòng khám bệnh với hệ thống điều trị và hệ thống phòng bệnh để phát hiện kịp thời những trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm đầu tiên.

b,Chẩn đoán

-Khám lâm sàng

+Có 1 số bệnh chỉ cần khám lâm sàng cũng đủ vì triệu chứng lâm sàng điển hình và xét nghiệm  khá phức tạp. VD :Sởi

+Phần lớn các bệnh truyền nhiễm khó có thể chẩn đoán xác định sớm phải căn cứ vào các triệu chứng đặc hiệu, chẩn đoán sơ bộ để có hướng cho xét nghiệm và những biện pháp ngăn chặn dịch đầu tiên.

-Xét nghiệm

+Bổ sung cho khám lâm sàng

+Một số bệnh xét nghiệm có giá trị quyết định. VD: sốt rét, ly amip

+Đa số các trường hợp xét nghiệm cho kết quả nhanh hơn theo dõi lâm sàng

-Phương pháp điều tra dịch tễ học

+Cho biết rõ người bệnh đã bị lây từ người nào, đã tiếp xúc từ bao giờ

+Ước đoán sơ bộ để chẩn đoán sớm.

c.Khai báo

-Khi đã chẩn đoán xác định thì phải khai báo ngay với trạm vệ sinh phòng dịch

-Những bệnh nguy hiểm chỉ mới nghi ngờ phải báo cáo ngay

-Khai báo theo phiếu báo dịch in sẵn

d,Cách ly

-Cách ly ở đâu:

+Với đa số bệnh truyền nhiễm người bệnh phải được cách ly tại bệnh viện

+Đối với những bệnh tối nguy hiểm mà bệnh viện ở xa và không có phương tiện vận chuyển đảm bảo tránh lây lan thì có thể cách ly tại chỗ: xa chỗ dân ở, cán bộ giám sát, nền nhà không thấm.

-Thời gian cách ly

+Cách ly từ bao giờ: càng sớm càng tốt, khi chưa đào thải mầm bệnh ra xung quanh.

+Cách ly đến bao giờ: khi nào người bệnh hết khẳ năng đào thải mầm bệnh ra xung quanh.

          Bệnh cúm sau khi khỏi bệnh thải mầm bệnh 1 tuần

Thương hàn sau khi khỏi bệnh thải mầm bệnh thời gian dài

Sau 3 lần xét nghiệm, mỗi lần cách nhau 5 ngày cho kết quả âm tính mới được thôi cách ly

e,Tẩy uế

-Những bệnh nào cần tẩy uế:

Nói chung các bệnh truyền nhiễm đều cần tẩy uế, đặc biệt đối với các VSV gây bệnh có sức đề kháng cao ở ngoại cảnh…Chỉ có một số bệnh mà mầm bệnh rất kém chịu đựng ở ngoại cảnh mới không cần các biện pháp và các chất tẩy uế hoá học( sởi, cúm ) nhưng vẫn phải làm sáng và thoáng khí để tiêu diệt nhanh các loại mầm bệnh này .

-Tẩy uế những gì:

+Tẩy những chất bài tiết của người bệnh: phân, nước tiểu (thương hàn), đờm (lao)

+Các vận dùng của người bệnh có thể nhiễm VSV gây bệnh.

+Khi khỏi còn phải tẩy uế cả nhà cửa, giường chiếu

-Khi nào thì tẩy uế:

+Đối với chất thải  bỏ phải tẩy uế ngay

+Các vật dụng đồ dùng thì phải tẩy uế khi vừa dùng xong và tẩy uế hàng ngày

+Khi khỏi bệnh tẩy uế cuối cùng

-Tẩy uế bằng gì:

Dùng nhiệt hoặc các chất hoá học tuỳ theo tính chất của vật phẩm cần tẩy uế

-Tẩy uế như thế nào?

Mỗi yếu tố lý học, mỗi chất hoá học đều có những tác dụng nhất định đối với từng loại VSV gây bệnh. Muốn có tác dụng tốt cần phải tôn trọng đầy đủ quy trình  sử dụng, đặc biệt tôn trọng liều lượng và thời gian tiếp xúc.

g,Điều trị

Điều trị đặc hiệu hết sức quan trọng, góp phần khắc phục tình trạng trở thành người khỏi mang khuẩn, nhưng phải thực hiện đầy đủ liều lượng, thời gian điều trị ngay trong khi người bệnh còn ở trong bệnh viện

 

h,Quản lý giám sát

Sau khi bệnh nhân xuất viện cần phải được cơ quan phòng dịch quản lý, giám sát chặt chẽ trừ những trường hợp hết đào thải mầm bệnh ngay sau khi khỏi. VD: Sởi, ho gà

1.2.Nguồn truyền nhiễm là người bệnh thể không điển hình, người lành, người khỏi mang mầm bệnh.

-Đối với những trường hợp này chẩn đoán bằng xét nghiệm vi sinh vật là rất cần thiết vì chẩn đoán bằng lâm sàng không thể phát hiện được.Tuy nhiên đối với 1 số bệnh vai trò truyền nhiễm của họ không đáng kể so với người bệnh ( tả) hoặc số lượng quá lớn (bại liệt) thì thường không xét nghiệm để tìm nguồn truyền nhiễm trong vụ dịch mà có thể áp dụng luôn các biện pháp  thích hợp chung cho mọi người trong khu dịch để hạn chế khả năng lây lan của họ.

VD: Uống kháng sinh : Tả

        Vacxin: Bại liệt

Các biện pháp sau đó, trong trường hợp phát hiện thấy họ có VSV  gây bệnh về cơ bản cũng tiến hành như đối với người bệnh thể điển hình.

1.3.Nguồn truyền nhiễm là súc vật

-Súc vật hoang dại và nguy hiểm mà ít giá trị tinh tế thì phải giết triệt để: Chuột

-Đối với những gia súc có giá trị kinh tế và ít nguy hiểm hơn thì có thể chữa.

2.Các biện pháp đối với đường truyền nhiễm

2.1. Bệnh lây truyền  qua đường tiêu hoá

+ Vệ sinh môi trường, quản lý và xử lý phân, cung cấp nước sạch

+Vệ sinh ăn uống

+Diệt côn trùng: ruồi

 

2.2. Bệnh lây truyền  qua đường hô hấp

Khó can  thiệp nhưng nếu có điều kiện vẫn phải tiến hành như tiệt khuẩn không khí bằng focmol và tẩy uế vật dùng lây gián tiếp

2.3. Bệnh lây truyền  qua côn trùng hút máu

Diệt côn trùng truyền bệnh

3.Các biện pháp đối với khối cảm nhiễm

3.1.Các biện pháp áp dụng cho tất cả mọi người trong khu dịch

a,Các biện pháp không đặc hiệu

-Tuyên truyền giáo dục sức khỏe nhân dân.

-Các biện pháp không đặc hiệu khác

Tuỳ theo cơ chế của từng loại dịch ví dụ:

-Lỵ: rửa tay bằng xà phòn trước khi ăn, sau khi đại tiện, vệ sinh ăn uống

-Sốt rét : nằm màn

-Cúm : đeo khẩu trang , nhỏ mũi ăn tỏi

b,Các biện pháp đặc hiệu    

-Dùng huyết thanh miễn dịch

-Dùng Vacxin gây miễn dịch chủ động

3.2. Các biện pháp dùng riêng đối với những người tiếp xúc

-Theo dõi để phát hiện bệnh sớm : Cần theo dõi trong một thời gian tương đương với thời kỳ ủ bệnh dài nhất của bệnh đó tính từ khi thôi tiếp xúc với người bệnh

Ví dụ : Tả : 5 ngày

             Thương hàn : 21 ngày

              Bạch hầu: 1 tuần

-Cách ly :Chỉ bắt buộc cách ly những người tiếp xúc trong các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Thời gian cách ly bằng thời kỳ ủ bệnh dài nhất của bệnh đó. Ở nơi cách ly bệnh nhân được theo dõi về nhiệt độ, lâm sàng, kiểm tra xét nghiệm về VSV gây bệnh

-Phòng bệnh

+Dùng huyết thanh miễn dịch sớm, kịp thời đối với các cháu tiếp xúc chặt chẽ như với bạch hầu

+Dùng Vacxin gây miễn dịch chủ động đối với tất cả các bệnh hiện có Vacxin.

+Dùng thuốc hoá học phòng bệnh

Tả :Tetrracylin

Bạch hầu : Penicilin

LƯỢNG GIÁ

I. Trả lời ngắn gọn các câu sau.

1. Chẩn đoán trong vụ dịch thường dựa vào:

A............................................................................................................................

          B............................................................................................................................

          C............................................................................................................................

2. Trong điều tra dịch các kết luận phải chỉ ra được:

A............................................................................................................................

          B............................................................................................................................

          C............................................................................................................................

3. Kể 3 lý do xuất hiện bệnh khi quần thể đã được dự phòng vacxin :

A............................................................................................................................

          B............................................................................................................................

          C............................................................................................................................

4. Kể tên 2 biện pháp phòng chống dịch không đặc hiệu.

A............................................................................................................................

          B............................................................................................................................

5. Nêu các biện pháp phòng chống dịch đối với đường truyền nhiễm các bệnh lây truyền  qua đường tiêu hoá :

A............................................................................................................................

          B............................................................................................................................

          C............................................................................................................................

 

II. Nhận định đúng sai các câu sau:

TT

Nội dung

Đ

S

1.

Người tiếp xúc với bệnh truyền nhiễm cũng cần cách ly.

 

 

2.

Dùng vacxin là một trong những biện pháp phòng chống dịch đặc hiệu.

 

 

3.

Viết báo cáo điều tra dịch phải rõ ràng và bao hàm tất cả các yếu tố

 

 

III. Chọn ý đúng nhất.

1. Việc cần làm để thu thập thông tin về độ lớn  vụ dịch và các nhóm  dân chúng bị tấn công trong lập kế hoạch và chỉ đạo điều tra dịch tễ học là:

           A. Thành lập các biểu đồ dịch

           B. Thành lập các bản đồ

           C. Xác định các chỉ số mắc bệnh trong các nhóm dân chúng

           D. Điều tra hồi cứu

           E. Cả A+B+C+D

2. Việc cần làm đthaathu thập thông tin về nguồn lây, cách thức lây trong lập kế hoạch và chỉ đạo điều tra dịch tễ học là :

           A. Tìm kiếm người tiếp xúc

           B. Xác định về xét nghiệm các chất lây từ các nguồn lây

           C. Khám lâm sàng

           D. Khám xét nghiệm

           E. Cả A+B

3. Nguồn truyền nhiễm cần được cách ly đến khi:

         A. Khỏi bệnh

          B. Người bệnh hết khẳ năng đào thải mầm bệnh ra xung quanh.

         C. Bắt đầu bị bệnh

         D. Kết thúc giai đoạn toàn phát của bệnh

IV. Trả lời câu hỏi.

1. Nêu 10 yêu cầu của điều tra một vụ dịch? (30 phút)

2. Trình bày điều tra 1 trường hợp bệnh hoặc 1 vụ dịch bệnh truyền nhiễm quy mô nhỏ ? (15 phút)

3. Trình bày các giai đoạn tiến hành của điều tra một vụ dịch ? (15 phút)

4. Trình bày các biện pháp chống dịch đối với nguồn truyền nhiễm ? (40 phút)

 

 

 

 

 

DỊCH TỄ HỌC BỆNH TẢ

MỤC TIÊU

1.Trình bày được quá trình dịch bệnh tả

2. Trình bày được đặc điểm dịch tễ học và các biện pháp phòng chống dịch bệnh tả

NỘI DUNG

I.TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀ XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN

1.Tác nhân gây bệnh

-Vibrio comma, Vibro eltor

-Hình dấu phẩy, rất hoat động, dài 1,5-3 Mm, rộng 0,2 - 0,5Mm bắt màu gram(-). Là vi khuẩn hiếu khí, sống rất dễ ở bất kỳ môi trường dinh dưỡng nào, phát triển nhanh chóng ở các môi trường nghèo.

         -Phẩy khuẩn tả có thể tồn tại lâu trong phân, đất ẩm, nước, thực phẩm. Trong đất, sống 60 ngày, phân 150 ngày, rau quả 7 -8 ngày, trong nước 20 ngày, bề mặt cơ thể 30 ngày, sữa 6-10 ngày.

-Ở 800C sống được 5’, 1000C bị tiêu diệt ngay

2.Bệnh sinh

-Cơ thể bị nhiễm khuẩn qua đường miệng, qua dạ dày HCL của dịch vị tiêu diệt số lượng lớn vi khuẩn. Nước lạnh làm giảm mức độ của dịch vị và có tác dụng kìm hãm sự tiết dịch vị, những thức ăn rắn không được nhai nhỏ ở miệng cũng giúp phẩy khuẩn tả vượt qua dạ dày dễ dàng. Bệnh nhân giảm tiết dịch vị do dùng thuốc  hay cắt đoạn dạ dày cũng giúp phẩy khuẩn tả vượt qua dạ dày dễ dàng.

-Sau khi qua dạ dày xuống ruột non, nơi có điều kiện thuận lợi để sinh sản và phát triển nhanh chóng.

-Phẩy khuẩn tả gây viêm và hoại tử ở niêm mạc, tăng nhu động ruột gây thổ tả với hậu quả là cơ thể mất nước và điện giải

3.Biểu hiện lâm sàng

Thời kỳ ủ bệnh 1 - 2 ngày ít khi đến 5 ngày

          Miệng nôn trôn tháo, phân màu trắng như nước vo gạo có lợn cợn như hạt gạo (niêm mạc bong)

Quá trình tiến triển bệnh rất nhanh. Thể cấp tính trầm trọng làm chết người nhanh chóng, nhưng cũng có thể nhiễm khuẩn không có triệu chứng.

Trước đây tỷ lệ chết 50% chủ yếu người già, trẻ em

4.Chẩn đoán

          4.1 Lâm sàng : Tính chất của phân và chất nôn

 4.2 Xét nghiệm

-Lấy những hạt gạo lổn nhỏn trong  phân làm bệnh phẩm để xét nghiệm

+Soi tươi (lấy sớm)

+Cấy trong môi trường, xác định tính chất hoá học, lý học

II.QUÁ TRÌNH DỊCH

1.Nguồn truyễn nhiễm: có thể là

Người bệnh : nguy hiểm vì nó đào thải  nhiều mầm bệnh

Người lành mang mầm bệnh

Người khỏi mang mầm bệnh

+Người bệnh là nguồn truyền nhiễm nguy hiểm nhất vì nó giải phóng ra 1 lượng rất lớn phẩy khuẩn tả

+Đặc biệt nguy hiểm là người bệnh ở thể nhẹ vì những người này ở ngoài vùng kiểm soát  y tế và tha hồ gieo rắc vi khuẩn sang những người xung quanh. (30% trường hợp những người mắc bệnh tả)

+Người khỏi còn giải phóng phẩy khuẩn trong một thời gian ngắn thường là 10 ngày - 1 tháng

+Người lành mang khuẩn thường là trong số những người tiếp xúc với người bệnh thời gian mang vi khuẩn là 7 ngày, 1 số ít trường hợp có thể đến 2 -3 tuần. Trong ổ dịch có10 - 12% người lành mang khuẩn

2.Đường truyền nhiễm: Tiêu hoá

-Phân có thể làm nhiễm khuẩn nước, thực phẩm, các vật dụng hàng ngày, gián tiếp qua ruồi hay tay bẩn của người mang vi khuẩn làm việc ở nhà máy nước và cơ sở thực phẩm.

-Những người chăm sóc giặt giũ quần áo bệnh nhân, khâm niệm tử thi dều có thể bị nhiễm khuẩn bằng tay bẩn.

-Các điều kiện nhà ở, sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh giúp cho bệnh tả phát triển.

3.Tính cảm thụ (khối cảm nhiễm)

Tả là bệnh của loài người, người khỏi bệnh có miễn dịch vững bền và ít khi bị tái nhiễm.

Uống Vacxin phòng bệnh 6 tháng

III.ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC

1.Bệnh tả không phổ biến ở khắp mọi nơi

2.Yếu tố truyền nhiễm

+Nước là yếu tố truyền bệnh nguy hiểm nhất  (nước máy)

+Đặc điểm lâm sàng của bệnh: Thời kỳ ủ bệnh ngắn, bệnh bắt đầu cấp tính có ỉa chẩy nhiều giúp cho việc lan truyền bệnh nhanh chóng.

+Vai trò của người bệnh thể nhẹ và ruồi làm nhiễm khuẩn thực phẩm

IV.CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ CHỐNG DỊCH

1.Các biện pháp phòng dịch

-Trong các biện pháp phòng dịch có ý nghĩa quan trọng nhất là các biện pháp bảo vệ, vệ sinh biên giới  nhằm ngăn ngừa dịch tả xâm nhập vào lãnh thổ bằng các đường vận tải quốc tế: Đường biển, đường hàng không, đường sắt.Quy ước vệ sinh quốc tế đã quy định thời kỳ ủ bệnh tả không quá 5 ngày

+Tàu bị coi là “có dịch” nếu phát hiện có 1 trường hợp tả ở trên tàu hoặc đã xảy ra 1 trường hợp bệnh trong vòng 5 ngày trước khi cập bến.

+Tàu bị coi là “khả nghi” nếu đã có những trường hợp tả nhưng trong vòng 5 ngày trước khi cập bến không còn trường hợp bệnh nào nữa.

+Tàu được coi là “không có dịch” nếu trong 5 ngày qua không xảy ra  một trường hợp bệnh nào tuy là từ một nơi có dịch đến.

·        Đối với tàu có dịch: cách ly người bệnh, theo dõi thuỷ thủ và hành khách trong 5 ngày tại chỗ, tẩy uế quần áo, cabin, nước ngọt và cả nước giàn tàu, cấm thải nước bẩn nếu chưa được tẩy uế

·        Đối với tàu khả nghi cũng có áp dụng những biện pháp trên nhưng có thể theo dõi hành khách tại trạm vệ sinh phòng bệnh ở nơi họ tới

·        Đối với máy bay cũng áp dụng các biện pháp biện pháp trên ngoài ra theo dõi hành khách tại trạm vệ sinh phòng dịch ở nơi họ tới trong 5 ngày kể từ khi máy bay cất cánh từ nơi có dịch.

·        Những người xuất trình giấy chứng nhận tiêm phòng hợp lệ và không quá 6 tháng thì được tự do lên bộ.

2.Các biện pháp chống dịch

-Tả là 1 bệnh  bắt buộc phải khai báo quốc tế

-Bắt buộc phải cách ly người bệnh trong những phòng đặc biệt của bệnh viện truyền nhiễm

-Những người khỏi bệnh về mặt lâm sàng chỉ xuất viện khi xét nghiệm phân 3 lần, mỗi lần cách nhau 5 ngày không thấy vi khuẩn tả. Nếu không có điều kiện làm xét nghiệm thì cho bệnh nhân ra viện sau 14 ngày kể từ ngày khỏi bệnh

-Bắt buộc phải tẩy uế phân, quần áo lót trong suốt thời kỳ phát bệnh

-Buồng bệnh phải được tẩy uế

-Nếu bệnh nhân chết thì bỏ vôi hay clorua vôi vào quan tài, tốt nhất là hoả táng.

-Tất cả những người tiếp xúc với người bệnh đều phải cách ly trong  6 ngày. Cần xét nghiệm  phân để phát hiện những người mang phẩy khuẩn đồng thời điều trị phòng bệnh cho họ bằng Vacxin và kháng sinh.

-Nếu bệnh tả phát sinh ở nơi tập trung đông dân thì tất cả những người  bị viêm dạ dày, ruột cấp tính đều phải đưa vào bệnh viện  trong một khu riêng biệt và làm xét nghiệm phân xem có phẩy khuẩn tả không?

-Tại khu dịch phải thực hiện những biện pháp vệ sinh về quản lý phân, nước, thức ăn và diệt ruồi

3.Biện pháp phòng dịch đặc hiệu

-Chủ yếu là tiêm Vacxin

Vacxin đông khô, pha pha thành hỗn dịch tiêm dưới da 2 lần, mỗi lần 1-1,5 ml, cách nhau 7 - 60 ngày. Có thể tiêm trong da 2 lần, mỗi lần 0,1ml, cách nhau 7 - 10 ngày. Cứ 6 tháng tiêm lại 1 lần

-Có thể dùng thực khuẩn thể: uống 15ml x5 ngày, cũng có thể tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh  mạch.

LƯỢNG GIÁ

I.Trả lời ngắn gọn các câu sau.

1. Nêu các nguồn truyền nhiễm của bệnh tả.

A............................................................................................................................

          B............................................................................................................................

          C............................................................................................................................

D.Khỏi mang mầm bệnh

2. Nêu các đặc điểm dịch tễ học của bệnh tả.

A............................................................................................................................

          B............................................................................................................................

3. Nêu các biện pháp phòng bệnh đặc hiệu bệnh tả.

A............................................................................................................................

          B............................................................................................................................

II. Nhận định đúng sai các câu sau:

TT

Nội dung

Đ

S

1.

Người khỏi bệnh tả có miễn dịch bền vững và ít khi bị tái nhiễm.

 

 

2.

Thời gian ủ bệnh của bệnh tả ít khi kéo dài đến 5 ngày.

 

 

3.

Bệnh tả phổ biến khắp nơi trên thế giới.

 

 

4

Nước là yếu tố truyền bệnh tả nguy hiểm nhất.

 

 

5

Đối với bệnh tả người bệnh là nguồn truyền nhiễm nguy hiểm nhất

 

 

III. Chọn ý đúng nhất.

1. Tàu được coi là có dịch tả nếu:

          A. Có một trường hợp tả đang ở trên tàu.

          B. Có một trường hợp tả trong vòng 5 ngày trước khi cập bến.

          C. Tàu từ vùng dịch đến, trong vòng 5 ngày không xảy ra trường hợp nào.

          D. Đã có trường hợp tả nhưng trong vòng 5 ngày trước khi cập bến.         E. A+B.

2. Tàu được coi là khả nghi có dịch tả nếu.

          A. Có một trường hợp tả đang ở trên tàu.

          B. Có một trường hợp tả trong vòng 5 ngày trước khi cập bến.

          C. Tàu từ vùng dịch đến, trong vòng 5 ngày không xảy ra trường hợp nào.

          D. Đã có trường hợp tả nhưng trong vòng 5 ngày trước khi cập bến không có trường hợp bệnh nào nữa.

3. Tàu được coi là không có dịch tả nếu.

          A. Có một trường hợp tả đang ở trên tàu.

          B. Có một trường hợp tả trong vòng 5 ngày trước khi cập bến.

          C.Tàu từ vùng dịch đến, trong vòng 5 ngày không xảy ra trường hợp nào.

          D. Đã có trường hợp tả nhưng trong vòng 5 ngày trước khi cập bến không có trường hợp bệnh nào nữa.

IV. Trả lời câu hỏi.

1. Trình bày quá trình dịch dịch tả? (10 phút)

2. Trình bày các biện pháp phòng chống dịch tả?(20 phút)

 

 

DTH BỆNH LỴ TRỰC KHUẨN

MỤC TIÊU

1.Trình bày được quá trình dịch bệnh lỵ trực khuẩn

2. Trình bày được đặc điểm dịch tễ học và các biện pháp phòng chống dịch bệnh lỵ trực khuẩn

NỘI DUNG

I.TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀ CHẨN ĐOÁN XÉT NGHIỆM

1.Tác nhân gây bệnh:

-Shigella có 4 loại :

         + Shigella dysenteriae

         + Shigella flexneri

         + Shigella boydi

         + Shigella sonnei

-Shigella dysenteriae tạo ra cả nội và ngoại độc tố còn 3 loại sau chỉ tạo ra nội độc tố.

-VK lỵ bị giết chết bởi ánh sáng mặt trời trực tiếp sau 30 phút,             56-60độC/10 phút, dung dịch phenol 1%/30 phút, 11 ngày ở nhiệt độ phòng, 35 ngày trong phân khô và lớp phân mỏng, trên mặt đất /10 ngày,  trong sữa/ 17 ngày, rau quả tươi 11 ngày, bánh mì 11 ngày, trên bề mặt dụng cụ 20 ngày.

2.Bệnh sinh

-Lây qua đường ăn uống: Sau khi qua dạ dày có môi trường a xít không thích hợp, đến cư trú ở đại tràng, sinh sản ở đó, xâm nhập vào niêm mạc gây viêm loét nông và rộng.

3.Biểu hiện lâm sàng

-Ủ bệnh từ 2 - 5 ngày , cá biệt 12 - 24 giờ

-Sốt cao 39- 400C, đau bụng dữ dội, luôn luôn buồn đi ngoài, đi ngoài 30-40 lần/ ngày, phân lỏng,phải rặn nhiều và đau. Sau đó phân có chút chất nhầy và máu.

-Nhìn chung bệnh cấp tính rất ít trường hợp chuyển sang mãn tính.

4.Chẩn đoán cận lâm sàng

4.1. Chẩn đoán chính xác nhất là xét nghiệm phân 

Thường lấy phân 2 giờ đầu khi đi ngoài chỗ nhầy máu hay lấy phân trong trực tràng

4.2.Kết quả xét nghiệm huyết thanh rất khó xác định

Hầu như không, cần xét nghiệm nhiều lần vào ngày đầu của bệnh, rồi cứ 7 - 10 ngày lại xét nghiệm 1 lần, kháng thể sinh ra không nhiều.

II. QUÁ TRÌNH DỊCH

1.Nguồn truyền nhiễm

1.1. Sự nguy hiểm của người bệnh phụ thuộc vào tính chất diễn biến lâm sàng của bệnh và điều kiện sống của người đó, nguy hiểm nhất là ở giai đoạn cấp tính, giai đoạn mãn tính thì đợt kịch phát mới đào thải mầm bệnh, nhưng người bệnh mạn tính tự coi là người khỏe mạnh và sự quan hệ chặt chẽ của họ với những người xung quanh làm cho họ trở thành rất nguy hiểm.

1.2. Có những người lành mang vi khuẩn:Vai trò truyền nhiễm của những  người  mang vi khuẩn mãn tính  đặc biệt lớn trong thời gian giữa mùa dịch. Người lành mang vi khuẩn rất hiếm, vai trò truyền bệnh không đáng kể.

2.Đường truyền nhiễm

2.1.Nước uống là 1 yếu tố làm lan tràn bệnh lỵ

2.2.Các thức ăn, uống, nguội giữ 1 vai trò quan trọng trong việc truyền bệnh lỵ

2.3.Ruồi giữ 1 vai trò quan trọng trong việc làm nhiễm khuẩn thực phẩm bán ở cửa hàng và nhà ăn.

Chân ruồi vi khuẩn lỵ sống 2 ngày, bụng ruồi 3 ngày.

2.4.Đồ chơi và những vật dụng hàng ngày cũng có thể là những yếu tố truyền của lỵ.

3.Tính cảm thụ

-Bệnh lỵ là bệnh loài người

-Thời gian miễn dịch kéo dài 3 - 4 năm tuỳ từng loài Shigella

III. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC

1.Tính bùng nổ

Dịch do lỵ trực khuẩn lan nhanh, đường lây truyền là nước hoặc do thực phẩm

2.Tính theo mùa

Phát triển mạnh về mùa hè vì:

+Nhiệt độ thích hợp cho  cho vi khuẩn phát triển

+Ruồi sinh sôi phát triển mạnh

3.Theo lứa tuổi

         Bệnh mắc ở mọi địa lứa tuổi, hay gặp nhiều nhất là ở trẻ em nhỏ 1 - 2 tuổi

4.Mức độ mắc bệnh lỵ giữa thành phố và nông thôn

Thành phố mắc nhiều hơn nông thôn :đông dân, sử dụng chung nguồn nước

III. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG  CHỐNG DỊCH

1.Các biện pháp phòng dịch

1.1. Phải đảm bảo cho nhân dân có đầy đủ nước ăn chất lượng tốt

-Xây dựng ống dẫn nước và giếng có khả năng cung cấp đủ nước ăn tốt

-Bảo vệ nguồn cung cấp nước ăn khỏi bị nhiễm khuẩn

-Kiểm tra vệ sinh có hệ thống và theo dõi việc cung cấp nước ăn

 1.2. Việc bảo vệ thực phẩm khỏi bị nhiễm khuẩn tại các nơi chế biến,Bảo quản và sử dụng như: các xí nghiệp thực phẩm, kho lương thực, của hàng thực phẩm, nhà ăn công cộng

1.3.Các biện pháp phòng bệnh ở nhà trẻ, vườn trẻ

-Hướng dẫn các biện pháp vệ sinh cho nhân viên phục vụ

-Tắm rửa cho trẻ, tẩy uế tã lót, đồ chơi

-Cho ăn uống có vệ sinh, giữ sạch nhà và đặc biệt là nơi chia thức ăn

-Cách ly các trẻ em bị ốm

2.Các biện pháp chống dịch

-Lỵ trực khuẩn là 1 bệnh truyền nhiễm phải khai báo

-Biện pháp triệt để nhất là cách ly người ốm ở bệnh viện

Bệnh nhân có thể xuất viện sau khi hết triệu chứng lâm sàng và 3 lần xét nghiệm phân mỗi lần cách nhau 2 ngày đều cho kết quả (-), Sau khi ra viện những người làm nhà ăn, nhà may nước, các nhà trẻ nghỉ tiếp 10 ngày, trong thời gian này phải xét nghiệm phân một lần nữa.

-Cần theo dõi những người khỏi trong 3 tháng, mỗi tháng xét nghiệm 1 lần và 6 tháng đối với những người làm ở cơ quan thực phẩm.

-Sau khi đưa người ốm vào bệnh viện phải tẩy uế nơi ở. Trong thời kỳ phát bệnh, phải tẩy uế  thường xuyên đặc biệt chú ý tẩy uế cả quần áo lót

3.Biện pháp phòng bệnh đặc hiệu

3.1.Dùng Vacxin để tạo miễn dịch nhân tạo tại ổ dịch. Vacxin rất kém hiệu quả

3.2. Một phương pháp đặc hiệu khác là sử dụng thực khuẩn thể lỵ thường chỉ áp dụng trong ổ dịch.

-Trẻ em  dưới 3 tuổi : 25 ml          

-Trẻ em  trên 3 tuổi và người lớn : 50ml

-Cách 5 - 7 ngày một lần

 

LƯỢNG GIÁ

I/ Trả lời ngắn gọn các câu sau.

1.     Kể tên 4 loại Shigella gây bệnh ở người.

          A............................................................................................................................

          B............................................................................................................................

          C............................................................................................................................

          D. Shigella sonnei

2. Kể tên các nguồn truyền nhiễm của bệnh Lỵ trực khuẩn.

A............................................................................................................................

          B............................................................................................................................

3. Nêu 3 biện pháp phòng dịch bệnh Lỵ trực khuẩn.

A............................................................................................................................

          B............................................................................................................................

          C............................................................................................................................

II. Nhận định đúng sai các câu sau:

TT

Nội dung

Đ

S

1.

Ở thành phố tỷ lệ mắc bệnh lỵ trực khuẩn cao hơn ở nông thôn và vùng hẻo lánh.

 

 

2.

Muỗi đóng vai trò quan trong làm lây truyền bệnh lỵ trực khuẩn.

 

 

3.

Đồ chơi và vật dụng hàng ngày cũng có thể là yếu tố truyền nhiễm bênh lỵ trực khuẩn.

 

 

III. Chọn ý đúng nhất.

1. Thời gian cần theo dõi những người làm ở cơ quan thực phẩm sau khi mắc bệnh Lỵ trực khuẩn khỏi là:

          A. 1 tháng.                                                  D. 4 tháng.

          B. 2 tháng.                                                  E. 6 tháng.

          C. 3 tháng.

2. Đối tượng nào là nguồn truyền nhiễm quan trọng nhất của bệnh Lỵ trực khuẩn.

          A. Người bệnh.                                           C. Ruồi.

          B. Người lành mang mầm bệnh.                           D. Súc vật.

IV. TRẢ LỜI CÂU HỎI.

1. Trình bày quá trình dịch bệnh lỵ trực khuẩn? (10 phút)

2. Trình bày các biện pháp phòng chống dịch lỵ trực khuẩn? (15 phút)

 

 

 

 

DTH VIÊM GAN VIRUS

MỤC TIÊU

1.Trình bày được quá trình dịch bệnh viêm gan virus

2. Trình bày được đặc điểm dịch tễ học và các biện pháp phòng chống dịch bệnh viêm gan virus

NỘI DUNG

I.TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀ CHẨN ĐOÁN

1.Tác nhân gây bệnh

-Có 5 loại virus gây bệnh viêm gan

Virus viêm gan A,E: Chủ yếu lây qua đường tiêu hoá

Virus viêm gan B, C, D: Chủ yếu lây qua đường đường máu

Virus viêm gan D chỉ gây bệnh khi có mặt của virus B

-Chúng chịu dược nhiệt độ, khô hanh: 560 C/30’

-Liều Clo dùng để tiệt khuẩn nước uống không đủ để diệt virus có trong nước.

2.Bệnh sinh

         -Virus viêm gan A: Vào cơ thể đường tiêu hoá, qua thành ruột non vào máu, chủ yếu sinh sản trong nhu mô của gan

         -Virus viêm gan B: Vào cơ thể đường máu, tình dục, mẹ truyền và các đường khác. Sau khi vào cơ thể qua máu tới gan  gây hoại tử tế bào gan

3.Biểu hiện lâm sàng

-Thời kỳ ủ bệnh thay đổi trong phạm vi khá rộng

Virus viêm gan A: 14 - 50 ngày

Virus viêm gan B, D: 2- 6 tháng, trung bình 2 - 3 tháng

Virus viêm gan C: 30-150 ngày

Virus viêm gan E: 15-150 ngày

-Bệnh có 2  giai đoạn: Sốt và vàng da, kéo dài từ 2- 4 tuần tỷ lệ tử vong không quá 0,5%

-Có thể dẫn đến viêm gan mạn tính và xơ gan

-Một số lớn người nhiễm virus mà không có triệu chứng

II.QUÁ TRÌNH DỊCH

1. Nguồn truyền nhiễm

-Là bệnh của loài người, con người là nguồn dự trữ virus duy nhất

+Người bệnh

+Người khỏi mang virus

+Người lành mang virus

          +Đa số người bệnh thường lây ở giai đoạn đầu của bệnh, ít lây ở giai đoạn sau. Bệnh lây qua đường máu đối với người khỏi, người lành mang virus, thời gian mang virus ít nhất vài tháng sau khi khỏi bệnh.

2.Đường truyền nhiễm

2 đường chính: Tiêu hoá A,E

                          Máu B,C,D

-Viêm gan lây theo đường tiêu hoá: Thức ăn, nước, tay bẩn, ruồi

-Viêm gan lây theo đường máu hoặc với bơm tiêm nhiễm virus  (1ml máu của người viêm gan)

-Viêm gan còn được truyền theo hô hấp (nhưng không có bằng chứng cụ thể).

3.Tính cảm thụ

Tỷ lệ cảm thụ trung bình là 40% trong đó trẻ em, nhất là trẻ nhỏ hay mắc bệnh nhiều nhất. Người khỏi bệnh thường có miễn dịch ít khi bị mắc lại, miễn dịch có thể kéo dài  nhiều năm hoặc suốt đời.

III.ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC

1.Phân bố của bệnh

-Bệnh thấy ở khắp thế giới , thành phố nhiều hơn nông thôn, thường xuất hiện  lẻ tẻ cách nhau 2 - 4 tuần.

2.Tỷ lệ mắc bệnh

Bệnh mắc cao nhất ở lứa tuổi chưa đi học và lứa tuổi từ 20 - 40

3.Tính chất theo mùa

Bệnh chủ yếu mắc vào mua hè, thu(tiêu hoá), rải rác quanh năm(đường máu)

4.Mức độ dịch

-Bệnh xẩy ra ở những người có quan hệ tiếp xúc chặt chẽ với nhau

-Trong điều kiện vệ sinh kém, đặc biệt nhiều ruồi bệnh phát triển mạnh

-Ăn uống chung ở nhà ăn công cộng

-Nước cung cấp tập trung bị ô nhiễm phân

IV.CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG DỊCH

1.Các biện pháp phòng dịch

-Vệ sinh thực phẩm, nước uống, vệ sinh môi trường, diệt ruồi

-Lựa chọn cẩn thận người cho máu

-Vô khuẩn trong thủ thuật sản, ngoại khoa, tiêm truyền

-Tình dục an toàn, lành mạnh, xoá tệ nạn mại dâm

2.Các biện pháp chống dịch

-Bệnh viêm gan truyền nhiễm là bệnh  bắt buộc phải khai báo, bắt buộc phải cách ly ở bệnh viện, thời gian cách ly đến khi không còn triệu chứng lâm sàng, ít nhất cách ly trong 15 ngày kể từ khi mắc bệnh. Người mới khỏi bệnh phải theo dõi trong 6 tháng về lâm sàng và  xét nghiệm.

-Những người làm công tác ở nhà trẻ, vườn trẻ, cơ sở thực phẩm, nhà máy nước phải theo dõi thêm 1 tháng  sau khi đã khỏi bệnh hoàn toàn  về mặt lâm sàng.

-Trong thời kỳ phát bệnh  phải  tẩy uế phân, quần áo lót, bát đũa, ấm chén, hàng ngày lau rửa sàn, giường bằng nước xà phòng nóng 1%

-Diệt ruồi trong phòng người bệnh

-Sau khi đưa người bệnh vào bệnh viện và bệnh nhân xuất viện phải tẩy uế lần cuối cùng

-Theo dõi những người tiếp xúc trong vòng 10 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối cùng với người bệnh.

-Ở nhà trẻ nếu bệnh xảy ra trong một nhóm trẻ, trong vòng 40 ngày kể từ khi cách ly người bệnh, không được chuyển trẻ mới vào nhóm này hoặc chuyển trẻ từ nhóm này sang nhóm khác.

3.Các biện pháp phòng bệnh đặc hiệu

-Dùng vacxin

-Ở vùng lưu hành bệnh viêm gan, nên dùng gama globulin để phòng bệnh. Trẻ em lứa tuổi vườn trẻ: 0,1 ml/kg trọng lượng, nên tiêm vào tháng 8-9,  có thể tiêm cho người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân.      

LƯỢNG GIÁ

I.Trả lời ngắn gọn các câu sau:

1. Nêu 3 đối tượng là nguồn truyền nhiễm bệnh viêm gan virus.

A.........................................................................................................................

          B.........................................................................................................................

          C.........................................................................................................................

2. Nêu 4 đặc điểm dịch tễ học của bệnh viêm gan virus.

A.........................................................................................................................

          B.........................................................................................................................

C........................................................................................................................ D.Mức độ dịch

II. Nhận định đúng sai các câu sau:

TT

Nội dung

Đ

S

1.

Vệ sinh ăn uống, sàng lọc máu là một biện pháp phòng bệnh viêm gan A.

 

 

2.

Bệnh viêm gan virus chủ yếu mắc ở lứa tuổi trung niên

 

 

3.

Bệnh viêm gan virus  là bệnh phải khai báo

 

 

 

III. Chọn ý đúng nhất.

1. Thời gian tối thiểu cần cách ly đối với bệnh nhân viêm gan virus kể từ khi phát bệnh

          A.10 ngày.                     C. 23 ngày.                    E. 6 tháng.

          B. 15 ngày.                    D. 40 ngày.

2. Thời gian tối thiểu cần theo dõi đối với bệnh nhân viêm gan virus sau khi khỏi bệnh

          A. 1 tháng.                     C. 6 tháng.                     E. 1 năm.

          B. 3 tháng.                     D. 9 tháng.

3. Thời gian tối thiểu cần theo dõi đối với những người tiếp xúc với bệnh nhân viêm gan virus, kể từ khi tiếp xúc lần cuối cùng với người bệnh là:

A. 10 ngày                     B. 20 ngày            C. 30 ngày

D. 2 tháng                      E. 6 tháng

IV. Trả lời câu hỏi.

1. Trình bày quá trình dịch bệnh viêm gan virus? (10 phút)

2. Trình bày các biện pháp phòng chống dịch viêm gan virus? (15 phút)

 

 

 

DTH BỆNH SỞI

MỤC TIÊU

1.Trình bày được tác nhân gây bệnh, bệnh sinh, lâm sàng và chẩn đoán bệnh sởi

2.Trình bày được quá trình dịch bệnh sởi

3. Trình bày được đặc điểm dịch tễ học và các biện pháp phòng chống dịch bệnh sởi

NỘI DUNG

I.TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀ  CHẨN ĐOÁN

1.Tác nhân gây bệnh

-Là một loại virus

-Có sức chịu đựng kém, ở ngoại cảnh sống được 30’chỉ có thể bảo quản bằng đông khô

2. Cơ chế bệnh sinh

         Xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp: mũi, họng, qua niêm mạc  vào máu, rồi đến sinh sản ở các tổ chức đường hô hấp và da gây sốt, viêm đường hô hấp và mẩn ban.

3. Lâm sàng

-Thời kỳ ủ bệnh 12 - 21 ngày

-Bệnh sởi nguy hiểm nhất đối với trẻ em (3 tuổi,thường kèm theo các biến chứng: viêm phế quản, tai...)

-Khởi phát: Trẻ sốt 380C, chảy nước mắt, nước mũi, có hạt koplick trong miệng

-Sau đó phát ban theo trình tự từ trên xuống dưới: chân tóc, mặt, cổ, mình, chân tay

Xét nghiệm phân lập virus từ nước mũi, họng hoặc từ máu. Tìm kháng thể trung hoà tăng dần trong máu

Những biện pháp xét nghiệm chỉ dùng trong trường hợp đặc biệt vì khá phức tạp và không cần thiết.

II.QUÁ TRÌNH DỊCH

1.Nguồn truyền nhiễm

-Người bệnh là nguồn truyền nhiễm duy nhất: virus giải phóng ra ngoài cùng với chất nhầy của phần trên đường hô hấp.

-Người bệnh truyền bệnh ngay từ khi mới sốt và thời kỳ nổi ban.

-Không có tình trạng  người khỏi mang virus

-Không có tình trạng người lành mang virus

2.Đường truyền nhiễm

Bệnh sởi lây bằng những giọt nhỏ chất nhầy bắn từ mũi họng người bệnh vào không khí, trong khi ho, hắt hơi. Bệnh rất dễ lây, trẻ em cảm thụ chỉ qua buồng bệnh một chốc lát cũng mắc bệnh

Virus rất yếu ở môi trường bên ngoài cho nên không lây bằng đồ dùng và thực phẩm.

3.Tính cảm thụ và miễn dịch

-Bệnh để lại miễn dịch chắc chắn và lâu dài

-Trẻ nhỏ dưới 6 tháng có miễn dịch vững chắc nhờ miễn dịch của mẹ truyền cho.

-Trẻ em dưới 3 tuổi rất dễ  mắc bệnh

-Người lớn ít khi bị mắc bệnh do đã bị mắc bệnh trước nên có miễn dịch

III.ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC

-Bệnh sởi là bệnh của trẻ em

-Bệnh có tính theo mùa: phát triển về mùa đông xuân, giảm xuống vào mùa hè thu.

-Bệnh có tính chất chu kỳ: cứ 3 - 4 năm  mức độ mắc bệnh lại tăng lên 1 lần

IV.CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG DỊCH

1.Các biện pháp phòng dịch

-Khám cẩn thận khi tiếp nhận các em mới vào nhà trẻ, mẫu giáo để ngăn chặn đưa bệnh từ ngoài vào.

-Ở bệnh viện, nhân viên y tế phải đeo khẩu trang

2.Các biện pháp chống dịch

-Khai báo cho trạm vệ sinh phòng dịch biết mỗi khi có bệnh sởi

-Cách ly người bệnh từ khi mới sốt cho đến hết thời kỳ nổi ban.

Thường cách ly ở nhà, chỉ đưa vào viện nếu bệnh nặng, phải nằm phòng riêng.

         -Bắt buộc phải tẩy uế trong thời kỳ phát bệnh ở các phòng khám bệnh

3.Biện pháp phòng  bệnh đặc hiệu

-Dùng vacxin, tiêm 0,5 ml dưới da cho trẻ em 9-11 tháng tuổi có thể tiêm nhắc lại cho trẻ 23 -24 tháng

-Gây miễn dịch thụ động bằng cách tiêm huyết thanh chống sởi cho trẻ em dưới 3 tuổi chưa lên sởi trong gia đình hoặc nhà trẻ có bệnh sởi.

+Lấy huyết thanh của người mới khỏi bệnh từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 15 sau khi khỏi bệnh. Tiêm bắp 3ml cho trẻ em tiếp xúc dưới 3 tuổi, và 1 ml cho mỗi tuổi lớn hơn. Nếu tiêm trong 5 ngày đầu (sau tiếp xúc) thì sẽ ngăn ngừa hoàn toàn bệnh sởi, nếu tiêm muộn thì bệnh sẽ nhẹ hơn. Thời gian miễn dịch là 25 ngày

+Tiêm máu mẹ: tiêm bắp 10ml

+Tiêm gama globulin:Thường chế từ máu rau thai nhi. Tiêm bắp hoặc dưới da 3 - 5 ml cho trẻ từ 3 tháng đến 4 tuổi. Nếu tiêm trong 3 ngày đầu (sau tiếp xúc) thì sẽ ngăn ngừa hoàn toàn bệnh sởi, nếu tiêm muộn hơn ( ngày thứ 3-7) thì bệnh sẽ nhẹ hơn.

LƯỢNG GIÁ

I/ Trả lời ngắn gọn các câu sau:

1. Nêu các đặc điểm dịch tễ học bệnh sởi.

A.........................................................................................................................

          B.........................................................................................................................

          C.........................................................................................................................

2. Nêu các biện pháp phòng bệnh đặc hiệu bệnh sởi.

A.........................................................................................................................

          B.........................................................................................................................

C.........................................................................................................................

D. Tiêm gama globulin

II. Nhận định đúng sai các câu sau:

TT

Nội dung

Đ

S

1.

Virus sởi có sức đề kháng kém ở ngoại cảnh

 

 

2.

Thời gian ủ bệnh của bênh sởi có thể kéo dài đến 21 ngày

 

 

3.

Vệ sinh môi trường là biện pháp phòng bệnh sởi hiệu qủa nhất

 

 

4

Bệnh nhân sởi mọc ban theo trình tự.

 

 

III. Chọn ý đúng nhất.

1. Thời gian cần được cách ly đối với bệnh nhân sởi là:

          A. 2-3 ngày.                            C. 7-8 ngày.                             E. 21 ngày.

          B. 4-5 ngày.                             D. 14 ngày.

2. Thời gian cần được cách ly đối với trẻ em tiếp xúc với bệnh nhân sởi là :

          A. 7- 8 ngày                            C. 21 ngày.                    E. 4-5 ngày.

          B. 8- 14 ngày.                D. 2-3 ngày.

3. Tác nhân gây bệnh sởi là :

          A. Vi khuẩn.                                     C. Rickettsia.

          B. Virus.                                           D. Ký sinh vật.

4. Đường truyền nhiễm của bệnh sởi là :

          A. Hô hấp.                                        D. Máu.

          B. Tiêu hoá.                                                E. Sinh dục.

          C. Da , niêm mạc.

IV. Trả lời câu hỏi.

1. Trình bày quá trình dịch bệnh sởi? (10 phút)

2. Trình bày các biện pháp phòng chống dịch sởi? (10 phút)

 

 

DTH BỆNH VIÊM NÃO NHẬT BẢN B

MỤC TIÊU

1.Trình bày được quá trình dịch bệnh viêm não nhật bản B

2. Trình bày được các biện pháp phòng chống dịch bệnh viêm não nhật bản B

NỘI DUNG

I.TÁC NHÂN GÂY BỆNH

1.Tác nhân gây bệnh

-Là một loại virus

-Không vững bền ở ngoại cảnh 560C/30’, có thể nuôi cấy trong phôi gà,  phát triển ở tế bào thận khỉ

2. Cơ chế bệnh sinh

 Xâm nhập vào cơ thể qua nốt đốt của muỗi và lan tràn theo dòng máu. Virus ưa tổ chức thần kinh nên sinh sản chủ yếu ở hệ thần kinh trung ương. Tổn thương ở thần kinh trung ương là: viên não tuỷ, nhất là cuống não và hạch đáy não

3. Lâm sàng

-Thời kỳ ủ bệnh: 4 - 14 ngày

-Viêm não nhật bản là bệnh nặng gây tỷ lệ tử vong cao

-Ngoài thể nặng còn những thể nhẹ: nhức đầu, sốt nhẹ và có những thể không có triệu chứng.

II.QUÁ TRÌNH DỊCH

1.Nguồn truyền nhiễm

-Súc vật máu nóng, nhất là súc vật gặm nhấm nhỏ và chim thuộc họ chim sẻ.

-Súc vật nuôi trong nhà: bò, lợn, chó, dê, cừu

2.Đường truyền nhiễm

-Môi giới truyền bệnh viêm não nhật bản là muỗi Culex tritaeniorynchus

-Sự phát triển của virus trong cơ thể muỗi phụ thuộc vào nhiệt độ bên ngoài. Thích hợp 27 - 300C. Dưới 200C sự phát triển của virus trong cơ thể  muỗi bị ức chế

3.Tính cảm nhiễm và miễn dịch

-Tất cả những người không có miễn dịch đều có thể mắc bệnh

-Sau khi mắc bệnh có miễn dịch rất lâu bền ít khi bị nhiễm lại

-Trong ổ dịch người mắc bệnh thường ở lứa tuổi nhỏ.

III.PHÒNG CHỐNG  DỊCH

1. Các biện pháp phòng bệnh

         1.1.Đối với nguồn truyền nhiễm

-Những gia súc ốm trong vụ dịch có vai trò  truyền nhiễm lớn ở gần người cần được cách ly hoặc giết thịt

-Các loài cầm thú hoang dã cần tiêu diệt bằng bẫy hoặc săn bắn

         2. Đối với đường truyền nhiễm: tiêu diệt muỗi và bọ gậy

3. Đối với khối cảm nhiễm

Nằm màn, dùng thuốc xua  muỗi để tránh muối đốt

2. Biện pháp đặc hiệu

Vacxin  viêm não.

LƯỢNG GIÁ

I/ Trả lời ngắn gọn các câu sau:

1. Nêu các nguồn truyền nhiễm của bệnh viêm não nhật bản.

A.........................................................................................................................          B.........................................................................................................................

2. Nêu các biện pháp phòng bệnh bệnh viêm não nhật bản đối với khối cảm nhiễm.

A.........................................................................................................................

          B.........................................................................................................................

II. Nhận định đúng sai các câu sau:

TT

Nội dung

Đ

S

1.

Muỗi là nguồn truyền nhiễm bệnh viêm não nhật bản.

 

 

2.

Dưới 200C sự phát triển của virus viêm não nhật bản trong cơ thể  muỗi bị ức chế

 

 

3.

Những người chưa có miễn dịch đều có thể mắc bệnh viêm não nhật bản.

 

 

III. Chọn ý đúng nhất.

1. Thời gian ủ bệnh của bệnh viêm não nhật bản là:

          A. 12 giờ- 24 giờ            B. 1-2 ngày          C. 4 giờ-14 ngày

          D. 5- 7 ngày                            E. 10-12 ngày

2. Đường truyền nhiễm của bệnh viêm não nhật bản là :

          A. Hô hấp.                                        D. Muỗi hút máu truyền

          B. Tiêu hoá.                                                E. Sinh dục.

          C. Da , niêm mạc.

3. Tác nhân gây bệnh viêm não nhật bản là:

          A. Vi khuẩn.                                     C. Rickettsia.

          B. Virus.                                           D. Ký sinh vật.

IV. Trả lời câu hỏi.

1. Trình bày quá trình dịch bệnh viêm não nhật bản? (10 phút)

2. Trình bày các biện pháp phòng chống dịch viêm não nhật bản? (10 phút)

 

 

DTH BỆNH UỐN VÁN

MỤC TIÊU

1.Trình bày được quá trình dịch bệnh uốn ván

2. Trình bày được đặc điểm dịch tễ học và các biện pháp phòng bệnh uốn ván

NỘI DUNG

I.TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀ CHẨN ĐOÁN

1.Tác nhân gây bệnh

-Vi khuẩn Clostridium tetani

-Là trực khuẩn sinh nha bào và yếm khí

-Sinh ra một ngoại độc tố rất mạnh, tác dụng lên hệ thần kinh

-Nha bào rất bền vững, dung dịch phenol 5%/8-10 giờ ; 900C/2giờ, 1000C/30’

Trong đất và các vật dụng : đinh rỉ, dụng cụ đồng áng chúng sống được nhiều năm

2.Bệnh sinh và biểu hiện lâm sàng

-Người bệnh bị nhiễm khuẩn khi tác nhân gây bệnh rơi vào vết thương. Bệnh uốn ván có thể phát sinh nếu trong vết thương có những điều kiện yếm khí. Nha bào uốn ván sinh sản phát triển trong vết thương bài xuất ra ngoại độc tố. Độc tố tác động lên hệ thần kinh gây co giật cứng và co giật rung

         -Thời kỳ ủ bệnh trung bình 1 - 2 tuần sớm 48 giờ, chậm 1 tháng

-Thời gian ủ bệnh càng ngắn tiên lượng càng nặng

-Thời kỳ khởi phát: cứng hàm sau cứng toàn thân, cơ hô hấp

-Toàn phát: co giật

- Bệnh thường kết thúc bằng tử vong. Nếu khỏi bệnh có miễn dịch lâu bền

3.Chẩn đoán

-Chủ yếu là căn cứ vào bệnh cảnh lâm sàng

-Không làm xét nghiệm  do mất nhiều thời gian, khó khăn

II.QUÁ TRÌNH DỊCH

1.Nguồn truyền nhiễm

Vi khuẩn phổ biến ở trong thiên nhiên, thường trú trong ruột các loại nhai lại, đôi khi có trong ruột người

2.Đường truyền nhiễm

-Qua vết thương nhiễm đất bẩn

-Nạo phá thai

-Mổ đẻ, thủ thuật sản khoa, thủ thuật ngoại khoa

-Cắt rốn trẻ sơ sinh

3.Khối cảm nhiễm: Tất cả những người chưa có miễn dịch đều có thể nhiễm.

III.ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ

-Hiện nay chỉ gặp những trường hợp đơn phát

-Mức độ mắc bệnh này thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn của đất và những yếu tố khác như không tiến hành phòng uốn ván khi xử lý các vết thương và khi phẫu thuật, nạo phá thai chui ...

IV.PHÒNG BỆNH UỐN VÁN

1. Phòng bệnh đặc hiệu

-Tiêm vacxin uốn ván trong vùng tỷ lệ mắc bệnh cao từ 1-6/100 nghìn dân : tiêm cho toàn thể dân chúng nông nghiệp

-Tại thành thị và những nơi có tỷ lệ mắc bệnh thấp dưới 1/100 nghìn dân chỉ tiêm:

+Công nhân: Đường sắt, thuỷ, xây dựng, làm đất, mỏ than, vệ sinh cống rãnh, công trình lọc nước

+Bộ đội và công nhân công nghiệp quốc phòng, thanh niên tập luyện chuẩn bị tòng quân

+Nhân viên các phòng xét nghiệm làm việc với môi trường nuôi cấy trực khuẩn uốn ván

-Đối với những trường hợp chấn thương mà chưa tiêm vacxin uốn ván :

+Vết thương  bị nhiễm đất , mảnh quần áo

+Gãy xương hở

+Vết thương sâu do đâm hoặc mảnh bom

+Vết bỏng

Cần được tiêm vacxin và huyết thanh (SAT 1500 – 3000)

-Đối với những trường hợp chấn thương mà đã tiêm vacxin uốn ván, nếu nhẹ chỉ cần tiêm vacxin, nếu nặng cần tiêm cả vacxin và huyết thanh

-Phụ nữ nạo thai bất hợp pháp phải tiêm huyết thanh và vacxin. Nếu sinh đẻ tại nhà mà không có nữ hộ sinh, thì nên tiêm cho mẹ cả vacxin và huyết thanh, tiêm cho trẻ sơ sinh một liều huyết thanh

          -Tiêm vacxin cho trẻ em và phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ

1. Phòng bệnh không đặc hiệu

-Vệ sinh môi trường, quản lý, xử lý phân

-Xử lý tốt các vết thương: Rửa bằng xà phòng, cắt lọc sạch sẽ vết thương bẩn không cho không khí vào.

-GDSK cho nhân dân.

LƯỢNG GIÁ

I/ Trả lời ngắn gọn các câu sau:

1. Nêu các biện pháp phòng dịch không đặc hiệu bệnh uốn ván.

A.........................................................................................................................

          B.........................................................................................................................

          C.........................................................................................................................

2. Nêu các đường lây truyền bệnh uốn ván.

A.........................................................................................................................

          B.........................................................................................................................

C.........................................................................................................................

D. Cắt rốn trẻ sơ sinh

3. Nêu những trường hợp chấn thương, chưa tiêm vacxin uốn ván cần

 được tiêm vacxin và huyết thanh :

A.........................................................................................................................

          B.........................................................................................................................

C.........................................................................................................................

D. Vết bỏng

II. Nhận định đúng sai các câu sau:

 

Nội dung

Đ

S

1.

Vi khuẩn uốn ván là vi khuẩn hiếu khí.

 

 

2.

Vi khuẩn uốn ván tạo ra một ngoại độc tố mạnh tác dụng lên hệ thần kinh.

 

 

3.

Chẩn đoán bệnh uốn ván chủ yếu dựa vào xét nghiệm.

 

 

4

Nếu sinh đẻ tại nhà mà không có nữ hộ sinh, thì nên tiêm cho mẹ cả vacxin và huyết thanh phòng bệnh uốn ván

 

 

III. Chọn ý đúng nhất.

1. Thời gian nha bào uốn ván chết ở nhiệt độ 1000C là:

          A. 5 phút.                      C. 30 phút.                    E. 8-10 giờ.

          B. 10 phút.                              D. 2 giờ.

2. Thời gian ủ bệnh của bệnh uốn ván là:

          A. 12 giờ- 24 giờ            B. 1-2 ngày          C. 2 ngày-1 tháng

          D. 5- 7 ngày                            E. 10-12 ngày

IV. Trả lời câu hỏi.

1. Trình bày quá trình dịch bệnh uốn ván? (5 phút)

2. Trình bày các biện pháp phòng chống dịch uốn ván? (15 phút)

 

DTH BỆNH BẠCH HẦU

MỤC TIÊU

1.Trình bày được quá trình dịch bệnh bạch hầu

2. Trình bày được đặc điểm dịch tễ học và các biện pháp phòng chống bệnh bạch hầu.

NỘI DUNG

I.TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀ

1.Tác nhân gây bệnh

         -Trực khuẩn Corynebacterium diphteriea có 3 typ: Gravis (nặng), Mitis (nhẹ), Intermedius (vừa)

-Ở Việt nam chủ yếu gặp typ nặng

- Trực khuẩn sinh ra ngoại độc tố

-Sức chịu đựng của vi khuẩn ngoài cơ thể rất lớn đặc biệt là chịuđược khô hanh, đồ vật vài ngày, vài tuần nếu được  chất nhầy ở họng bảo vệ, đồ vải 40 - 50 ngày, cát sống được 100 ngày, đồ chơi bằng gỗ/3 tháng, quản bút/15 ngày, nhưng vi khuẩn lại rất nhạy cảm với yếu tố lý hoá : ánh sáng mặt trời trực tiếp/vài giờ, 60độ C/10 phút, phenol 5%/1’.

2. Cơ chế bệnh sinh.

         -Trực khuẩn phát triển ở niêm mạc mũi họng, gây hoại tử và viêm có màng đồng thời tiết ra độc tố đi khắp cơ thể và gây độc đặc biệt với hệ thần kinh, tim, thận.

3. Lâm sàng

-Thời kỳ ủ bệnh 2-7 ngày, trung bình là  2 - 3 ngày, khoảng 20% người tiếp xúc với người bệnh có thể mắc bệnh.

II.QUÁ TRÌNH DỊCH

1.Nguồn truyền nhiễm

-Người bệnh: Đào thải vi khuẩn ra xung quanh theo các giọt nước bọt ngay từ thời kỳ phát bệnh và có khi từ cuối thời kỳ ủ bệnh.

-Người mang khuẩn: Đa số người mắc bệnh còn đào thải vi khuẩn 2 tuần sau khi khỏi lâm sàng, 1 số thì có thể 3 - 4 tháng cho đến vài năm.

-Người lành mang khuẩn chiếm khoảng 80% số người bị nhiễm khuẩn, những người này thường gặp ở xung quanh người bệnh và chỉ mang vi khuẩn trong một thời gian ngắn  3- 4 tuần lễ

-Đôi khi súc vật cũng có thể là nguồn truyền nhiễm: bò, ngựa, chó có thể mang vi khuẩn và truyền bệnh sang người

2.Đường truyền nhiễm

-Đường hô hấp, chủ yếu qua những giọt nhỏ chất nhầy mà người bệnh hoặc người mang vi khuẩn làm bắn khuẩn khi ho hoặc hắt hơi

-Ngoài ra còn lây qua bụi, đồ vật, đồ chơi, sách vở...

-Bệnh có thể lây qua tiếp xúc sinh hoạt (Bạch hầu mắt, da) nhưng rất hiếm gặp.

3.Khối cảm nhiễm

-Những người chưa có miễn dịch  đều có thể cảm nhiễm

Miễn dịch sau khi bị bệnh bạch hầu là miễn dịch chung được hình thành chậm sau  hàng tuần hoặc hàng tháng , sau khi khỏi bệnh không gây được miễn dịch chắc chắn và lâu bền.

III.ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ

          -Không có tính chất dịch bùng nổ, thường chỉ thấy vài trường hợp, sau một thời gian yên tĩnh ngắn lại thấy tái hiện.

          -Bệnh có tính chất theo mùa, tăng lên vào mùa hè và đạt điểm cao vào tháng 10

          -Chủ yếu gặp ở các em trước tuổi đi học và học sinh nhỏ tuổi.

IV.PHÒNG CHỐNG DỊCH

1.Các biện pháp phòng dịch chung

          -Tránh tiếp xúc hô hấp

 -Tẩy uế tốt các vật dùng bị ô nhiễm: quần áo, khăn (bằng nước sôi)

2. Các biện pháp chống dịch

-Chẩn đoán phát hiện: các bệnh nhân, người lành mang khuẩn (Triệu chứng lâm sàng, cấy bệnh phẩm lấy từ dịch của mũi họng

-Cách ly bệnh nhân

Đối với học sinh được phép nghỉ học 30 ngày sau khi khỏi bệnh  hoặc xét nghiệm 2 lần cách nhau 8 ngày không thấy vi khuẩn.

Anh, chị em của bệnh nhân được cách ly ở nhà không được đến trường trong vòng 8 ngày kể từ ngày thôi tiếp xúc với bệnh nhân.

          -Tẩy uế: bắt buộc phải tẩy uế trong thời kỳ phát bệnh và khỏi bệnh, quần áo tẩy uế bằng nước sôi, vật dùng trong gia đình phải rửa sạch

-Người tiếp xúc với bệnh nhân đặc biệt là trẻ em được tiêm vacxin phối hợp với huyết thanh SAD

-Trong vụ dịch các nhà trẻ không nhận các trẻ mới.

3.Các biện pháp phòng bệnh đặc hiệu

3.1. Huyết thanh

-Tiêm cho những người tiếp xúc với bệnh nhân và chưa bao giờ tiêm vacxin ( tiêm 1 ống 1000 đơn vị)

3.2. Vacxin

Theo chương trình TCMR

LƯỢNG GIÁ

I. Trả lời ngắn gọn các câu sau:

1. Nêu các nguồn truyền nhiễm của bệnh bạch hầu.

A.........................................................................................................................

          B.........................................................................................................................

          C.........................................................................................................................

D. Đôi khi súc vật cũng có thể là nguồn truyền nhiễm: bò, ngựa, chó

2. Nêu các biện pháp phòng bệnh đặc hiệu bệnh bạch hầu

A.........................................................................................................................

          B.........................................................................................................................

II. Nhận định đúng sai các câu sau:

TT

Nội dung

Đ

S

1.

Sau khi mắc bệnh bạch hầu có miễn dịch chắc chắn và lâu dài.

 

 

2.

Súc vật có thể là nguồn truyền nhiễm của bệnh bạch hầu.

 

 

3.

Bệnh bạch hầu có thể lây qua đồ vật, đồ chơi.

 

 

4

Vi khuẩn bạch hầu có sức đề kháng kém ở  ngoại cảnh.

 

 

III. Chọn ý đúng nhất:

1.Thời gian cần cách ly đối với người tiếp xúc với bệnh nhân bạch hầu là:

          A. 8 ngày.                      C. 30 ngày.                    E. 21 ngày.

          B. 20 ngày                     D. 14 ngày.

2. Thời gian người lành mang vi khuẩn bạch hầu là:

          A. 1-2 tuần                    B. 3-4 tuần                     C. 1-3 tháng

          D. 3-4 tháng                            E. 5-6 tháng

IV. Trả lời câu hỏi.

1. Trình bày quá trình dịch bệnh bạch hầu? (10 phút)

2. Trình bày các biện pháp phòng chống dịch bạch hầu? (10 phút)

 

 

DTH BỆNH BẠI LIỆT

MỤC TIÊU

1.Trình bày được quá trình dịch bệnh bại liệt

2. Trình bày được đặc điểm dịch tễ học và các biện pháp phòng chống bệnh bại liệt

NỘI DUNG

I.TÁC NHÂN GÂY  BỆNH

1.Tác nhân gây bệnh

-Do virut bại liệt: poliovirus: gồm 3typ: I,II,III không có liên hệ kháng nguyên chéo với nhau.

-Virut có sức đề kháng cao ở ngoại cảnh, trong phân sống  được 3 tháng, trong nước sống được 2- 3 tuần, trong sữa sống được vài 3 tháng.

-Virut chịu được khô hanh nhưng bị  tiêu diệt nhanh bởi nhiệt và thuốc tím, 560C/30’, lượng clo dùng trong nước không diệt được virut bại liệt

2. Cơ chế bệnh sinh và đặc điểm lâm sàng

- Virut xâm nhập vào cơ thể bằng đường tiêu hoá  qua thức ăn và nước uống, có thể bằng đường hô hấp , trong quá trình phát triển virut theo máu đi khắp cơ thể nhưng vì miễn dịch xuất hiện rất sớm nên tuyệt đại đa số virut vào máu bị tiêu diệt, chỉ có rất ít cơ thể cho virut phát triển được ở chất sừng trước tuỷ sống.

-Số còn lại chiếm tuyệt đại đa số các trường hợp bị nhiễm trở thành thể nhiễm virut không có triệu chứng

-Thời kỳ ủ bệnh thường là 7-14 ngày

II.QUÁ TRÌNH DỊCH

1.Nguồn  truyền nhiễm

Người là nguồn truyền nhiễm duy nhất của bệnh bại liệt

-Người khỏi mang mầm bệnh và người bệnh

+Ở người bệnh virus được giải phóng theo các giọt nước bọt và có thể lây lan xung quanh từ vài ngày cuối của  thời kỳ ủ bệnh  và những ngày đầu của thời kỳ phát bệnh.

+Ở ruột non chúng phát triển không ngừng và được giải phóng theo phân ra ngoài.

+Trong suốt thời kỳ phát bệnh và sau khi lành bệnh 1 vài tháng

-Là người lành mang mầm bệnh

Với số lượng đông những người lành mang mầm bệnh đào thải ra ngoài theo phân không ít hơn và cũng không  ngắn hơn so với người bệnh

2.Đường truyền nhiễm

-Đường hô hấp : Lây qua tiếp xúc hô hấp từ cuối thời kỳ ủ bệnh và những ngày đầu  phát bệnh.

-Đường tiêu hoá:(là đường chính) Qua thức ăn, nước uống, ruồi

3.Khối cảm nhiễm

-Tất cả mọi người đều cảm thụ bệnh

-Đa số người  bị nhiễm  virus không có triệu chứng, một số ít hơn mắc thể nhẹ không có bại liệt, chỉ 1 số nhỏ  mắc  bệnh có triệu chứng bại liệt rõ rệt.

-Bệnh phát triển trên những người bị mệt, chấn thương nhỏ, cắt amidan

-Sau khi mắc bệnh khỏi thì thu được miễn dịch bền vững suốt đời nhưng chỉ miễn dịch với typ virus đã mắc.

III.ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC

-Thường tăng về mùa hè

-Bệnh biểu hiện cao nhất ở trẻ em dưới 3 tuổi giảm thấp ở lứa tuổi sắp đi học và rất thấp ở lứa tuổi lớn khác.

-Ở Việt nam hiện nay đã thanh toán bệnh nhờ áp dụng rộng rãi vacxin

IV.CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG DỊCH

1.Các biện pháp phòng dịch chung

-Vệ sinh thực phẩm, vệ sinh ăn uống, cung cấp nước sạch

-Vệ sinh môi trường, quản lý phân, xử lý phân.

- Diệt ruồi

2. Các biện pháp chống dịch

2.1. Chẩn đoán phát hiện

Dựa vào lâm sàng, xét nghiệm (nuôi cấy hoặc xét nghiệm tìm hiệu giá kháng thể trong máu) kết hợp với điều tra dịch tễ

2.2.Khai báo

Khi đã có chẩn đoán hoặc nghi ngờ phải khai báo ngay cho trạm vệ sinh phòng dịch

2.3.Cách ly

-Cách ly ở bệnh viện kể từ  khi phát hiện cho tới khi khỏi bệnh với 2 - 3 lần lấy phân tìm virus âm tính hoặc 40 ngày kể từ  ngày khỏi bệnh.

-Trẻ em và người lớn công tác ở nhà trẻ, mẫu giáo, cửa hàng ăn, xí nghiệp thực phẩm, nhà máy nước đã tiếp xúc với người ốm phải được cách ly và theo dõi trong 20 ngày kể từ ngày thôi tiếp xúc.

2.4.Tẩy uế

-Tẩy uế cả trong  thời kỳ phát bệnh và tẩy uế cuối cùng

-Tẩy uế hàng ngày các chất tiết mũi họng, phân và các vật dụng của người bệnh cho đến hết thời gian cách ly.

-Tẩy uế cuối cùng: chăn màn, gối đệm giường chiếu bàn ghế và buồng bệnh.

3.Các biện pháp phòng bệnh đặc hiệu

Dùng vacxin Sabin

LƯỢNG GIÁ

I/ Trả lời ngắn gọn các câu sau:

1. Kể tên 3 đối tượng là nguồn truyền nhiễm bệnh bại liệt.

A.........................................................................................................................

          B.........................................................................................................................

          C.........................................................................................................................

2. Kể tên 2 con đường truyền nhiễm bệnh bại liệt.

A.........................................................................................................................

          B.........................................................................................................................

3. Nêu 4 biện pháp phòng dịch chung bệnh bại liệt.

A.........................................................................................................................

          B.........................................................................................................................

          C.........................................................................................................................

II. Nhận định đúng sai các câu sau:

TT

Nội dung

Đ

S

1.

Dùng vacxin BCG là một biện pháp phòng bệnh bại liệt.

 

 

2.

Bệnh bại liệt chỉ lây theo đường tiêu hoá.

 

 

3.

Bệnh bại liệt có thể lây từ cuối thời kỳ ủ bệnh.

 

 

4

Bệnh bại liệt lây theo đường tiêu hoá là chính.

 

 

III. Chọn ý đúng nhất.

1. Biện pháp phòng bệnh bại liệt hiệu quả nhất là:

          A. Cách ly bệnh nhân.

          B. Tẩy uế chất thải bỏ của bệnh nhân.

          C. Uống vacxin Sabin.

          D. Xử lý phân.

2. Thời gian cần cách ly bệnh nhân bại liệt (tính từ ngày khỏi bệnh) trong trường hợp không có xét nghiệm là:

          A. 10 ngày.                    C. 20 ngày.                    E. 50 ngày.

          B. 20 ngày.                              D. 40 ngày.

3. Đường truyền nhiễm chính của bệnh bại liệt là:

          A. Đường hô hấp.                             B. Đường tiêu hoá.

          C. Đường da và niêm mạc.                D. Đường máu.

IV. Trả lời câu hỏi.

1. Trình bày quá trình dịch bệnh bại liệt? (10 phút)

2. Trình bày các biện pháp phòng chống dịch bại liệt? (10 phút)

DTH BỆNH LỴ AMIP

MỤC TIÊU

1.Trình bày được quá trình dịch bệnh lỵ amip

2. Trình bày được các biện pháp phòng chống bệnh lỵ amip

NỘI DUNG

I.TÁC NHÂN GÂY BỆNH  VÀ CHẨN ĐOÁN

1.Tác nhân gây bệnh

Có 3 thể:

+Thể hoạt động lớn: ăn hồng cầu, gây bệnh

+Thể hoạt động nhỏ không ăn hồng cầu, không gây bệnh

Hai thể này chết nhanh ở ngoại cảnh sau 1 - 2 giờ

+Thể bào nang: có sức đề kháng cao 50/2 tháng, 200C/ 3 tuần, 450/30’, 500C/5’

2.Chẩn đoán

-Xét nghiệm soi phân tìm kí sinh trùng

-Cấy phân tìm amip

II.QUÁ TRÌNH DỊCH

1.Nguồn truyền nhiễm

-Chủ yếu là người bệnh

Người bệnh   Thể cấp tính : đào thải thể hoạt động

                     Thể mãn tính: đào thải thể bào nang

-Người khỏi mang mầm bệnh

2.Đường truyền nhiễm

         -Lây qua đường tiêu hoá

3. Khối cảm nhiễm

-Tất cả đều cảm nhiễm

-Sau khi mắc bệnh khỏi miễn dịch không bền vững

III.PHÒNG CHỐNG DỊCH

1.Các biện pháp phòng dịch chung

-Bảo vệ nguồn nước uống

-Vệ sinh ăn uống

-Quản lý phân, xử lý phân

-Diệt ruồi nhặng, dán

-Giáo dục vệ sinh

-Kiểm tra thường xuyên cơ sở ăn uống, phát hiện người mang bào nang để điều trị

2. Các biện pháp chống dịch

+Cách ly bệnh nhân

+Tẩy uế chất thải  bỏ đồ dùng bị bệnh

+Phát hiện những người mang bào nang (xét nghiệm phân)

+Điều trị triệt để người bệnh

+Theo dõi người bệnh sau khi xuất viện

LƯỢNG GIÁ

I/ Trả lời ngắn gọn các câu sau:

1. Kể tên 3 thể của amip thường gặp.

A.........................................................................................................................

          B.........................................................................................................................

          C.........................................................................................................................

2. Kể tên 2 xét nghiệm chẩn đoán bệnh lỵ amip.

A.........................................................................................................................

          B.........................................................................................................................

3. Kể tên 3 đối tượng là nguồn truyền nhiễm bệnh lỵ amip.

A.........................................................................................................................

          B.........................................................................................................................

          C.........................................................................................................................

II. Nhận định đúng sai các câu sau:

TT

Nội dung

Đ

S

1.

Người mang amip thể hoạt động là nguồn lây nhiễm chính của bệnh lỵ amip.

 

 

2.

Người măc bệnh lỵ amíp thời kỳ lui bệnh lây mạnh hơn thời kỳ phát bệnh.

 

 

3

Sau khi mắc bệnh lỵ a mip khỏi có miễn dịch không bền vững

 

 

III. Chọn ý đúng nhất:

1. Nguồn truyền nhiễm nào là quan trọng nhất trong bệnh lỵ amip:

          A. Người bệnh thể cấp tính.

          B. Người bệnh thể mạn tính.

          C. Người bệnh bị apxe gan do amip.

          D. Ruồi.

2. Đường truyền nhiễm của bệnh lỵ a mip là:

          A. Đường hô hấp.                             B. Đường tiêu hoá.

          C. Đường da và niêm mạc.                D. Đường máu.

IV. Trả lời câu hỏi.

1. Trình bày quá trình dịch bệnh lỵ a mip? (5 phút)

2. Trình bày các biện pháp phòng chống dịch lỵ a mip? (10 phút)

 

DTH BỆNH HO GÀ

MỤC TIÊU

1.Trình bày được quá trình dịch bệnh ho gà

2. Trình bày được các biện pháp phòng chống bệnh ho gà

NỘI DUNG

I.TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀ CHẨN ĐOÁN

1.Tác nhân gây bệnh

-Do trực khuẩn ho gà:

-Bắt màu gram (-) không di động, hình que ngắn, bắt màu ở 2 đầu giống như hình quả chuỳ

-Vi khuẩn có sức đề kháng yếu, có nội độc tố mạnh

2.Bệnh sinh

Sau khi xâm nhập vào đường hô hấp trên, không vào máu, gây viêm tại chỗ, ức chế hoạt động các tế bào biểu bì niêm mạc và kích thích bài tiết chất nhầy, kích thích các cơn ho

3.Chẩn đoán

          -Dựa vào DTH không tiêm chủng vacxin ho gà, có tiếp xúc với bệnh nhân

-Lâm sàng, cơn ho điển hình

-Xét nghiệm: bạch hầu tăng  20-30 nghìn/ mm3, 60% là bạch cầu lympho

-Cấy vi khuẩn từ chất ngoáy họng

II.QUÁ TRÌNH DỊCH

1.Nguồn truyền nhiễm

-Người bệnh : Thời gian ủ bệnh 5 - 15 ngày, thời kỳ này không lây

Chỉ lây trong  2 tuần  kể từ khi phát bệnh mặc dù bệnh nhân còn ho kéo dài.

-Không có người lành và người khỏi mang mầm bệnh

2.Đường truyền nhiễm

-Trẻ mắc bệnh đào thải vi khuẩn qua đường hô hấp nhiều nhất ở thời kỳ khởi phát

-Chủ yếu lây qua tiếp xúc trực tiếp (do vi khuẩn có sức đề kháng kém)

3.Khối cảm nhiễm

-Hầu hết trẻ mắc bệnh từ 1 - 6 tuổi

30% trẻ đã được tiêm chủng vẫn bị bệnh nhưng triệu chứng nhẹ hơn và thời gian bệnh ngắn hơn.

-Bệnh gặp ở rải rác quanh năm

-Thành phố nơi đông dân cư mắc nhiều hơn nông thôn.

III.CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG DỊCH

1.Các biện pháp phòng dịch chung

Tránh tiếp xúc, đeo khẩu trang

2. Các biện pháp chống dịch

-Khai báo bắt buộc

-Cách ly

+14 ngày kể từ khi phát bệnh tại nhà hoặc bệnh viện

+Cách ly trẻ em (dưới 10 tuổi )tiếp xúc với bệnh nhân 21 ngày kể từ khi thôi tiếp xúc với bệnh nhân

+Trẻ em trên 10 tuổi không cần cách ly nhưng phải theo dõi 14 ngày

-Tẩy uế:

+ Quần áo bị giây đờm trong 24 giờ có thể lây cần tẩy uế

+Buồng bệnh chỉ cần mở thoáng cửa và lau mồ hôi đồ dùng bằng khăn ẩm.

-Trong vườn trẻ hoặc mẫu giáo nếu có 1 cháu bị mắc bệnh ho gà thì phải nhỏ mũi bằng Arrgyrol 1% cho mọi cháu

3.Các biện pháp phòng bệnh đặc hiệu

Vacxin ho gà tiêm vào 2, 3,4 tháng

LƯỢNG GIÁ

I/ Trả lời ngắn gọn các câu sau:

1. Nêu các biện pháp chống dịch bệnh ho gà:

A.........................................................................................................................

          B.........................................................................................................................

          C.........................................................................................................................

          D.........................................................................................................................

II. Nhận định đúng sai các câu sau:

TT

Nội dung

Đ

S

1.

Trong bệnh ho gà, bạch cầu tăng  20-30 nghìn/ mm3, trong đó 60% là bạch cầu lympho

 

 

2.

Cấy vi khuẩn ho gà từ chất ngoáy họng bệnh nhân

 

 

3.

Bệnh ho gà không có người lành và người khỏi mang mầm bệnh

 

 

III. Chọn ý đúng nhất:

1. Thời gian cần cách ly trẻ em mắc bệnh ho gà (kể từ khi phát bệnh) là:

A. 7 ngày                                           B.10 ngày           C. 14 ngày

D. 21 ngày                                         E. 28 ngày

2. Thời gian cần cách ly trẻ em (dưới 10 tuổi ) tiếp xúc với bệnh nhân ho gà (kể từ khi thôi tiếp xúc):

A. 7 ngày                                           B.10 ngày           C. 14 ngày

D. 21 ngày                                         E. 28 ngày

3. Thời gian cần theo dõi trẻ em trên 10 tuổi tiếp xúc với bệnh nhân ho gà:

A. 7 ngày                                           B.10 ngày           C. 14 ngày

D. 21 ngày                                         E. 28 ngày

IV. Trả lời câu hỏi.

1. Trình bày quá trình dịch bệnh ho gà? (10 phút)

2. Trình bày các biện pháp phòng chống dịch ho gà? (10 phút)

 

 

DTH BỆNH THƯƠNG HÀN

MỤC TIÊU

1.Trình bày được quá trình dịch bệnh thương hàn

2. Trình bày được đặc điểm dịch tễ học và các biện pháp phòng chống bệnh thương hàn

NỘI DUNG

I.TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀ CHẨN ĐOÁN

1.Tác nhân gây bệnh

-Do vi khuẩn Salmonella

-Trong đất tồn tại 2 - 3 tháng, trong phân/1- 3 ngày hoặc vài tuần, trong nước/vài ngày - 2 tuần, trong bùn, đáy ao hồ/vài tháng

-Trong thức ăn vi khuẩn tồn tại và sinh sản chỉ chết khi nào thực phẩm trở nên thiu, thối

-Ở nhiệt độ 58-600C/30’, 100%C chết ngay

2.Bệnh sinh

Vi khuẩn  vào cơ thể qua miệng cùng với thức ăn và nước. Sau khi vượt qua môi trường axít của dạ dầy đến ruột non có môi trường kiềm thuận lợi cho sự phát triển của chúng, qua kẽ giữa tế bào biểu mô vi khuẩn xâm nhập vào những cấu trúc bạch huyết của mạc treo ruột rồi vào máu, lan truyền khắp cơ thể và tập trung lại    hệ thống lưới  nội mô (gan, tuỷ xương) và ở đường tiết niệu

3.Lâm sàng

         -Ủ bệnh 1-4 tuần ( trung bình 2 tuần)

         -Sốt kéo dài

         -Rối loạn tiêu hoá ( từ tuần thứ 2)

4.Chẩn đoán

-Cấy máu tuần đầu đạt kết quả cao

-Cấy phân và nước tiểu, nên tiến hành từ cuối tuần thứ 2 và đầu tuần thứ 3

 -Làm phản ứng huyết thanh (Widal)

 

II.QUÁ TRÌNH DỊCH

1.Nguồn truyền nhiễm

-Người bệnh: Quan trọng nhất là người bệnh thời kỳ phát bệnh

-Người khỏi mang vi khuẩn: Sau khi khỏi bệnh người bệnh có thể đào thải vi khuẩn 2 - 3 tuần, 1 số nhỏ hơn 2 - 3 tháng, 3 - 5% đào thải hàng chục năm hoặc suốt đời

-Người lành mang vi khuẩn: Thường mang vi khuẩn rất ngắn 1- 2 tuần lễ, vai trò truyền bệnh không đáng kể.

2.Đường truyền nhiễm

 -Vi khuẩn được đào thải ra khỏi cơ thể cùng với phân, nước tiểu và chất bài tiết

-Các yếu tố truyền nhiễm

+Nước và thức ăn bị ô nhiễm bởi phân của người  bệnh

+Tay bẩn của người mang bệnh

+Ruồi

Trong đó có nước giữ vai trò quan trọng hơn trong việc truyền  bệnh thương hàn

+Ăn rau quả sống sẽ rất nguy hiểm nếu bón phân tươi và rửa bằng nước bẩn.

+Trai, ốc sống trong nước bẩn cũng chứa vi khuẩn

+Sữa tươi là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sản

+Kem nước đá làm bằng nước bẩn cũng có thể truyền bệnh

3.Tính cảm nhiễm

-Tất cả  mọi người đều có thể bị bệnh

-Sau khi khỏi bệnh có miễn dịch lâu dài nhưng chỉ đối với loại vi khuẩn đã gây bệnh

III.ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC

1.Theo mùa

Thường mắc  bệnh cao vào tháng 7, 8,9

-Do ruồi phát triển mạnh

-Vi khuẩn có điều kiện tốt sống ngoài cơ thể

2.Theo tuổi

Tất cả các nhóm tuổi đều mắc bệnh. Tỷ lệ cao ở tuổi 15-30. Trong những vụ dịch do sữa, trẻ em nhỏ tuổi thường mắc bệnh. Trong các vụ dịch do nước trẻ em lớn hơn thường hay mắc.

3.Theo điều kiện vệ sinh

-Ở các thành phố có vệ sinh công cộng tốt thì bệnh chỉ đơn phát, Tỷ lệ bệnh phụ thuộc vào vệ sinh nước, thực phẩm

-Bệnh tăng lên nếu có nhiều ruồi

 

IV.CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG DỊCH

1.Các biện pháp phòng dịch chung

          -Phải cung cấp nước có chất lượng tốt

-Loại trừ  và xử lý  phân, rác

-Diệt ruồi

-Giáo dục những thói quen vệ sinh dân chúng

2. Các biện pháp chống dịch

-Cách ly người bệnh ở bệnh viện

- Sau khi đưa người bệnh vào bệnh viện tiến hành tẩy uế  cuối cùng ở  ổ dịch và theo dõi y tế những người đã tiếp xúc với người bệnh trong vòng  21 ngày bằng cách mỗi ngày lấy nhiệt độ

-Người mắc bệnh  khỏi chỉ được xuất viện nếu  kết quả xét nghiệm phân ,nước tiểu, chất chứa trong  tá tràng, ruột đều âm tính, xét nghiệm 2-3 lần đều âm và mỗi lần cách nhau 3 ngày.

-Sau khi ra viện những người khỏi bệnh phải được theo dõi ngoại trú trong vòng 3 tháng, mỗi tháng 3 lần xét nghiệm phân và nước tiểu nếu cả các kết quả  xét nghiệm đều âm thì  thôi không theo dõi nữa, nếu có mang vi khuẩn mãn tính thì phải theo dõi  trong 2 năm nữa, mỗi năm 2 lần xét nghiệm phân và nước tiểu.

-Tiến hành công tác giáo dục vệ sinh cho người mang vi khuẩn mãn tính

-Nhân viên các xí nghiệp thực phẩm, nhà máy nước, nhà trẻ trong thời gian theo dõi ngoại trú không được tiếp xúc với thực phẩm, những nhân viên mang vi khuẩn mãn tính phải chuyển khỏi cơ quan xí nghiệp kể trên.

3.Các biện pháp phòng bệnh đặc hiệu

Dùng vacxin TAB tiêm 3 lần cách nhau 7 - 15 ngày và tiêm nhắc lại năm thứ 2 và thứ 3 mỗi năm 1 lần  hoặc 6 tháng 1 lần ở các ổ dịch.

Có tác dụng bảo vệ 8 - 12 tháng

LƯỢNG GIÁ

I/ Trả lời ngắn gọn các câu sau:

1. Kể tên các nguồn truyền nhiễm của bệnh thương hàn.

A.........................................................................................................................

          B.........................................................................................................................

          C.........................................................................................................................

2. Nêu 3 đặc điểm dịch tễ học của bệnh thương hàn.

A.........................................................................................................................

          B.........................................................................................................................

          C.........................................................................................................................

3. Nêu các biện pháp phòng dịch chung bệnh thương hàn

A.........................................................................................................................

          B.........................................................................................................................

C.........................................................................................................................

D. Giáo dục những thói quen vệ sinh dân chúng

II. Nhận định đúng sai các câu sau:

Nội dung

Đ

S

1.

Bệnh thương hàn lây truyền theo đường tiêu hoá.

 

 

2.

Sau khi mắc bệnh thương hàn khỏi, bệnh nhân còn mang mầm bệnh trong thời gian dài.

 

 

3.

Sau khi điều trị bệnh thương hàn khỏi, bệnh nhân cần được theo dõi ngoại trú trong vòng 6 tháng.

 

 

III. Chọn ý đúng nhất.

1. Thời gian cần theo dõi người tiếp xúc với bệnh nhân thương hàn(kể từ khi thôi tiếp xúc) là:

          A. 7 ngày                                          D. 28 ngày.

          B. 14 ngày.                                       E. 35 ngày.

          C. 21 ngày.

2. Thời gian cần theo dõi ngoại trú đối với bệnh nhân thương hàn sau khi điều trị khỏi là:

          A. 1 tháng.                                        D. 4 tháng.

          B. 2 tháng.                                        E. 6 tháng.

          C. 3 tháng.

3. Thời gian bảo vệ của vacxin TAB khi tiêm đúng quy cách là:

          A. 6 tháng.                                        D. 24 tháng.

          B. 8 - 12 tháng.                                 E. 36 tháng.

          C. 18 tháng.

IV. Trả lời câu hỏi.

1. Trình bày quá trình dịch bệnh thương hàn? (10 phút)

2. Trình bày các biện pháp phòng chống dịch ho gà thương hàn? (10 phút)

 

 

 

 

 

 

 

 

MỤC LỤC

 

Tên bài

Trang

1. Môi trường và sức  khoẻ(2 tiết)

2

2. Đại cương Miễn dịch.(2tiết)

9

3. Quá trình dịch.(2 tiết)

18

4. Vacxin-huyết thanh(2 tiết)

26

5. Nguyên lý phòng chống dịch.(2 tiết)

31

6. Công tác phòng chống dịch(3 tiết)

36

7. DTH bệnh tả (1 tiết)

51

8. DTH bệnh Lỵ trực khuẩn(1 tiết)

57

9. DTH bệnh viêm gan(1 tiết)

63

10. DTH bệnh sởi(1 tiết)

68

11. DTH bệnh viêm não nhật bản (1 tiết)

73

12. DTH bệnh uốn ván(1 tiết)

76

13. DTH bệnh bạch hầu(1 tiết)

80

14. DTH bệnh bại liệt(1 tiết)

84

15. DTH bệnh lỵ a mip(1 tiết)

89

16. DTH bệnh ho gà (1 tiết)

92

17. DTH bệnh thương hàn(1 tiết)

95

Tổng - 24 tiết

 

 

 

 

 

 

  Gửi lúc:  14/01/2020 05:00:22 PM
Lương Phương Nam
Beginner
Đăng ký:  14/01/2020
Tham gia:  14/01/2020
Điểm:  17
Bài:  3

phá thai bằng kháng sinh thì có ảnh hưởng tác động đó là thay thế nào?



từng có không ít bài viết về chủ đề phá thai ở đâu, trong đó cũng kể rất nhiều đến những tác động ảnh hưởng của bỏ thai bằng thuốc kháng sinh. Đây là cách bỏ thai chỉ được sử dụng đối với những trường hợp thai sau 7 tuần độ tuổi và việc bỏ thai phải thì có sự giám sát nghiêm ngặt của bác sĩ chuyên môn. Bài viết dưới đây, bác sĩ của phòng khám Hưng Thịnh sẽ đề cập lại câu hỏi “phá thai với thuốc liệu có tác động ảnh hưởng như thế nào?”.



Hỏi: Thưa bác sĩ! Tôi mang bầu được hơn 4 tuần, vì cháu cùng với bạn trai đang còn học đại học cần phải tôi chưa thể duy trì thai lại. Chúng tôi đã đến phòng khám tư nhân ở Hà Nội và được tư vấn phương pháp phá thai bằng kháng sinh. Tôi đã từng làm theo theo cùng với sử dụng gần như 2 viên kháng sinh bỏ thai. Cháu bắt gặp cơ thể chưa có triệu chứng gì bất ổn, mặc dù vậy em cũng chưa đi khám lại. Nghe bạn bè nhắc, phá thai bằng kháng sinh siêu hại sức khỏe cần cháu cũng cực kỳ lo lắng. Xin các chuyên gia cho cháu biết, phá thai bằng thuốc kháng sinh thì có ảnh hưởng ảnh hưởng ví dụ thế nào? Tôi mong chân thành cảm ơn! N.B (Bắc Ninh)



trả lời: N.B thân mến! Thứ 1 xin cảm ơn bạn đã từng tín nhiệm thưa thắc mắc về giúp bệnh viện. Thắc mắc của bạn sẽ được những bác sĩ của trung tâm y tế trả lời thí dụ sau:



bỏ thai bằng thuốc kháng sinh thì có tác động tác động đó là thay nào?



vấn đề phá thai với kháng sinh có lẽ là quá trình lựa tìm của nhiều lần chị em phụ nữ lỡ mang bầu tuy nhiên bởi nhiều lý do chưa thể giữ gìn thai. Sở dĩ các đàn bà lựa sắm cách này là bởi ít gây ra lo sợ về tâm sinh lý, thuận tiện, không khó dùng, kín đáo… mặc dù vậy, Cùng với những điều dễ dàng đấy thì ít bạn gái biết rằng phá thai với thuốc cũng có thể gây ra những hậu quả vô cùng nguy hại như: thai chết lưu, dị tật thai nhi, tác động đến sức khỏe sau phá thai, vẫn có thể gây nên nhiễm viêm cho chị em sau phá thai cùng với thực hành ảnh hưởng đến khả năng sinh con của các con gái sau này.



rõ ràng những ảnh hưởng ảnh hưởng của bỏ thai bằng thuốc kháng sinh được các chuyên gia của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh cho biết như là sau:



Thai chết lưu



Là tình trạng thai bị chết tuy nhiên vẫn tọa lạc lại trong tử cung của đối tượng mẹ. Việc này sẽ khiến cho bà bầu mắc phải vỡ ối kịp thời thời điểm không có dấu hiệu chuyển dạ thường sảy thai. Vấn đề này sẽ khiến vi rút có thời cơ xâm nhập mạnh lên những bộ phận như là dạ con, vòi trứng, buồng trứng, âm đạo… dẫn đến nhiễm trùng nặng nề cho người bệnh mẹ.



hiện tượng thai chết lưu có thể làm cho bệnh nhân mẹ mắc phải thay đổi đông huyết dẫn tới băng máu nặng, có khả năng hiểm nguy tới tính mệnh bà mẹ.



Thai mắc phải dị tật



trường hợp phá thai bằng thuốc kháng sinh nhưng mà không dứt điểm, có nghĩa là thai hiện đang sót lại trong dạ con của bà bầu. Buộc phải lúc này những chuyên gia buộc phải dùng biện pháp can thiệp không giống để loại bỏ tận gốc phần thai còn lại trong tử cung của bệnh nhân mẹ. Giả dụ chủ quan không can thiệp thì phần bào thai này vẫn sẽ tiếp tục tiến triển và kết quả là con bạn xuất hiện sẽ gặp phải dị tật bẩm sinh ảnh hưởng tới tương lai cũng như đời sống dưới này của không to.



ảnh hưởng tới tính mạng của thai phụ



vấn đề bỏ thai sau bất cứ phương thức nào đều gây ra các tác hại không phải tốt đến tính mạng của thai phụ. Nhiều lần trường hợp thai phụ bỏ thai bằng thuốc gặp một vài phản ứng dị ứng sở hữu thuốc như: nhức đầu, sây sẩm mặt mày, buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, băng huyết kéo dài, đặc biệt là choáng hoặc ngất…



đặc trưng vấn đề phá thai nhiều lần tại các con gái trẻ độ tuổi, chưa kết hôn là điều siêu đáng sợ ngại do do các phương thức bỏ thai này có khả năng ảnh hưởng thẳng tới sức khỏe sinh sản sau này của bạn. Các chuyên gia của bệnh viện đa khoa Hưng Thịnh chỉ ra lời lưu ý cho bạn thí dụ sau: Bạn cần thiết cho thêm đầy đủ kiến thức về sức khỏe sinh sản để có biện pháp phòng tránh tốt nhất giúp bản thân; không nên giao hợp quá sớm; thời điểm quan hệ bắt buộc sử dụng những cách giữ an toàn được bảo vệ, giả dụ lỡ có thai Cùng với ý định, bạn nên cân nói lựa mua cach pha thai khác Bên cạnh việc phá thai với thuôc.



Vừa rồi, các bác sĩ tại phòng khám phụ khoa tốt nhất ở Hà Nội vừa trả lời thắc mắc của bạn đọc về thắc mắc “phá thai với thuốc kháng sinh có ảnh hưởng ảnh hưởng đó là thế nào?”.


Thống kê truy cập
Số lượt truy cập: 137.313
Tổng số thành viên: 6.179
Số người trực tuyến: 928