HMTU
Đang tải dữ liệu...
Đăng nhập |   Sơ đồ site |   English |   Hỏi đáp |   Email |   Liên hệ 
Trang chủGiới thiệuTin tứcĐào tạoKhảo thí & BĐCLGDNghiên cứu khoa học - Hợp tác quốc tếTuyển sinhSinh viênBệnh ViệnThư việnKhai báo Y tế
Đối tác quốc tế
Tin nhà trường
Trang chủ  >  Tổng quan  >  Tin nhà trường
Đào tạo theo năng lực - Góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Điều dưỡng - Kỹ thuật viên Y tế
Chất lượng đào tạo quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà trường. Trường mà không được học sinh, phụ huynh tin yêu lựa chọn, không có nhiều đội ngũ thầy cô giỏi tâm huyết, không đủ cơ sở vật chất kỹ thuật đặc biệt là cơ sở thực hành, bệnh viện và các labo nghiên cứu thì không thể có nguồn lực phát triển, học sinh sinh viên và giảng viên sẽ di chuyển đến cơ sở khác tốt hơn và tất yếu trường không thể tồn tại và phát triển được.

Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của chất lượng đào tạo, từ lãnh đạo nhà trường đến các phòng ban, bộ môn, cán bộ, giảng viên phải tĩnh tâm xác định lại mình là ai? Chúng ta đang ở vị trí, cung bậc nào so với các trường đại học trong nước và trên thế giới? Chúng ta cũng cần phải nghiêm túc phân tích thật khách quan những điểm mạnh, điểm yếu, những thời cơ thách thức để lựa chọn ưu tiên, tìm những điểm nút của vấn đề để tập trung giải quyết.


TTND.PGS.TS Vũ Đình Chính phát biểu ý kiến tại khóa tập huấn về xây dựng và phát triển tài liệu dạy - học

Nếu chúng ta coi chất lượng đào tạo là vấn đề sống còn của nhà trường thì phải lấy người học làm trung tâm, mọi hoạt động phải hướng về người học, phải đào tạo theo nhu cầu xã hội, lấy việc nâng cao chất lượng hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của người Điều dưỡng - Kỹ thuật viên y tế sau khi ra trường là vấn đề then chốt, là thương hiệu của Nhà trường, chỉ như vậy mới đáp ứng được mong đợi của người học và các cơ sở sử dụng nguồn nhân lực. Bên cạnh việc tập trung đào tạo phát triển và xây dựng đội ngũ giảng viên chất lượng cao (như Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sỹ), tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới công tác quản lý, cơ chế tài chính cần tập trung đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá để đảm bảo được chuẩn đầu ra mà từng chuyên ngành Điều dưỡng - Kỹ thuật y tế của nhà trường đã cam kết với xã hội.


Vấn đề là chúng ta đổi mới từ đâu? Đã đến lúc Nhà trường và từng chuyên ngành cần dựa vào các cơ sở sử dụng nguồn nhân lực, cơ quan quản lý y tế để nghiên cứu xác định lại vị trí, vai trò, yêu cầu của nghề Điều dưỡng (điều dưỡng đa khoa, điều dưỡng nha khoa, điều dưỡng gây mê hồi sức, điều dưỡng sản phụ khoa), Kỹ thuật y tế (như xét nghiệm đa khoa, xét nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm, kỹ thuật hình ảnh, vật lý trị liệu...), xác định cơ cấu nguồn lực về số lượng, trình độ đào tạo, định biên so với tỉ lệ giường bệnh, tỷ lệ bác sĩ, tỉ lệ dân số, dựa trên dự báo sự phát triển dân số để xác định số lượng đào tạo. Bên cạnh đó, cũng cần phải nghiên cứu mô hình sức khỏe và cơ cấu bệnh tật hiện nay để tập trung đổi mới nội dung chương trình đào tạo cho sát hợp.

Từ yêu cầu thực tế cần bổ sung hoàn chỉnh nhiệm vụ của người điều dưỡng đa khoa, điều dưỡng nha khoa, điều dưỡng gây mê hồi sức, điều dưỡng sản phụ khoa (hộ sinh), kỹ thuật viên xét nghiệm, kỹ thuật viên hình ảnh, kỹ thuật viên vật lý trị liệu ... Trên cơ sở nhiệm vụ đó tiến hành xây dựng cho được năng lực cần có của người điều dưỡng, người kỹ thuật viên y tế để giúp họ sau khi ra trường hoàn thành có chất lượng và hiệu quả công việc được giao.
Vậy người điều dưỡng - kỹ thuật viên y tế phải là người như thế nào, cần phải có kiến thức kỹ năng, thái độ gì để thực hiện tốt nhiệm vụ của họ và phải đạt được những gì để đáp ứng yêu cầu ở nơi làm việc? Muốn vậy từ năng lực, phải xây dựng được những nhóm kỹ năng cốt lõi và những kiến thức thái độ kỹ năng mềm được đòi hỏi bởi nơi làm việc, tránh tình trạng chỉ quan tâm tới đầu vào, tư duy ban phát kiến thức một chiều, kiến thức hàn lâm, chung chung, mà ít quan tâm tới kỹ năng thực hành, tới năng lực đầu ra, chưa chú ý tới việc tư vấn nghề nghiệp, học sinh sinh viên sau khi ra trường có đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ hay không? tỷ lệ tìm kiếm việc làm, tỷ lệ làm đúng chuyên ngành được đào tạo? để kịp thời điều chỉnh ngành nghề cho phù hợp. Một điều đáng chú ý là chúng ta mới chỉ chú trọng tới đào tạo “phần cứng” kỹ năng nghề nghiệp mà xem nhẹ, chưa đào tạo những kỹ năng mềm đặc biệt kỹ năng học, tự học, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo bản thân và hình ảnh cá nhân…v.v

Tiêu chuẩn năng lực cần phải được sử dụng trong việc tuyển chọn, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ. Do vậy đòi hỏi phải có một danh mục năng lực được xây dựng một cách cụ thể, có cơ sở khoa học, phù hợp với thực tế Việt Nam và hội nhập quốc tế. Năng lực phải là sự kết hợp giữa khả năng người điều dưỡng - kỹ thuật viên y tế với nhiệm vụ, nhưng phải phù hợp với văn hóa, đặc điểm, hoàn cảnh cụ thể mà xã hội yêu cầu. Trong quá trình xây dựng chương trình đào tạo dựa trên năng lực, cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, nhà quản lý và nhà sử dụng nguồn nhân lực. Các bệnh viện, cơ sở y tế phải xem việc đào tạo và kết hợp với nhà trường trong công tác đào tạo thực tập lâm sàng cho HSSV, vừa là nhiệm vụ, vừa là trách nhiệu và coi đây là giải pháp đầu tư để phát triển.


Hội thảo với chuyên gia Trường QUT - Australia về xây dựng chương trình đào tạo điều dưỡng dựa vào năng lực

Để giữ vững và nâng cao chất lượng đào tạo, đào tạo theo năng lực đáp ứng nhu cầu xã hội, các bộ môn, các giảng viên Nhà trường cần phải xây dựng, biên soạn và điều chỉnh lại mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo theo năng lực, thực hành dựa vào bằng chứng, trước hết tập trung xây dựng chương trình đào tạo theo năng lực cho ngành điều dưỡng, từ đó tạo động lực lan tỏa sang các chuyên ngành khác; Tổ chức thực hiện phương thức dạy học thật hiệu quả, từng bước giảm dần quy mô đào tạo, tiến tới ngừng đào tạo ở trình độ trung cấp, phấn đấu chủ yếu đào tạo ở trình độ đại học, chuẩn bị lộ trình cho việc đào tạo Thạc sỹ trong tương lai, tăng dần tỷ trọng cung ứng dịch vụ y tế và nghiên cứu khoa học; Tăng cường cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin, hướng dẫn cho giảng viên, học sinh sinh viên có thói quen tìm kiếm thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy - học; Tiếp tục đào tạo theo học chế tín chỉ với quan điểm lấy học sinh sinh viên làm trung tâm, phát huy tính chủ động, sáng tạo và tinh thần tự học, tự nghiên cứu của người học. Lựa chọn phương pháp và nội dung đánh giá theo hướng coi trọng chuẩn đầu ra và đánh giá theo năng lực; Tiến hành xây dựng các tiêu chí, tìm kiếm minh chứng để giúp cho việc kiểm định và đánh giá chất lượng theo bộ tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đào tạo theo năng lực, thực hành dựa vào bằng chứng, đào tạo theo hệ thống tín chỉ là xu thế tất yếu nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực điều dưỡng - kỹ thuật y học cho đất nước, tạo ra một thương hiệu mới, một sức hút mới đối với xã hội của Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương.
TTND. PGS. TS. Vũ Đình Chính
Số lượt đọc:  21276  -  Cập nhật lần cuối:  12/07/2011 08:24:55 AM
Đánh giá của bạn về bài viết:
Tổng số:  5     Trung bình:  2.6
Bài đã đăng:
THƯ NGỎ CỦA HIỆU TRƯỞNG

Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương có sứ mệnh đào tạo Kỹ thuật Y học và Điều dưỡng ở trình độ đại học (Xem tiếp...)

Video và hình ảnh
Giới thiệu trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương