Kỳ thi tuyển sinh đại
học của Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải
Dương được tổ chức vào đợt 2, từ ngày 08 – 10/7/2013, để làm tốt bài thi tuyển
sinh các thí sinh cần tránh một số lỗi thường gặp sau:
1.
Đối với môn thi tự luận (môn Toán)
-
Viết chữ xấu, cẩu thả. Trình bày bài lộn xộn, không mạch lạc, ý tưởng không rõ
ràng gây khó hiểu cho giám khảo.
Cách khắc phục: Cố gắng
viết bài rõ ràng, cẩn thận. Phân tích đề bài, tìm cách giải trên giấy nháp, sắp
xếp các bước thực hiện, tính toán trước các yếu tố cần thiết. Trình bày thành
từng bước rõ ràng, riêng biệt từng nội dung, vẽ hình minh họa nếu cần.
-
Không đọc kỹ đề bài, nhầm lẫn các giả thiết, chưa làm hết câu. Thiếu đặt các
điều kiện cần thiết hoặc quên so với điều kiện sau khi giải.
Cách khắc phục: Đọc đề
cẩn thận, xác định chính xác giả thiết của đề bài. Chú ý đặt các điều kiện cần
thiết. Thực hiện đầy đủ các yêu cầu, nên làm phần kết luận cho từng câu để có
thể kiểm tra lại đã thực hiện hết các yêu cầu của câu hỏi chưa? đã so nghiệm
với các điều kiện đặt ra chưa?
-
Chép các dữ kiện từ đề bài ra bài làm bị sai. Tính sai một kết quả và sử dụng
kết quả đó làm tiếp dẫn tới sai hàng loạt tuy rằng cách làm đúng.
Cách khắc phục: Hãy chắc
chắn rằng các dữ kiện được chép ra từ đề bài là chính xác trước khi sử dụng.
Kiểm tra kết quả các bước quan trọng khi kết quả đó được sử dụng cho nhiều phần
khác của bài làm.
-
Làm quá sát câu sau với câu trước. Gạch bỏ và xóa một cách cẩu thả, viết chen
phần sửa với phần gạch bỏ dẫn tới dễ bị chấm sót. Không đánh số thứ tự câu khi
làm bài. Bỏ trống nhiều chỗ trên giấy thi, làm một câu ở nhiều nơi trong bài
làm dẫn tới dễ bị chấm sai, chấm sót và cộng điểm thiếu.
Cách khắc phục: Không
nhất thiết phải làm theo thứ tự câu trong đề bài, câu nào dễ thì làm trước
nhưng nên ghi rõ bài mấy, câu mấy khi làm. Không dùng bút xóa hay gạch bỏ cẩu
thả. Dùng thước gạch chéo vào phần cần bỏ và viết lại phần đúng vào phía dưới.
Không viết kế bên hay ghi chèn vào phần đã gạch bỏ. Nên nháp trước cách giải để
dự đoán trước các khó khăn và làm trọn vẹn từng câu, tránh bỏ trống giấy thi và
làm nhiều phần của câu ở nhiều nơi trong bài.
-
Sử dụng ký hiệu tùy tiện. Làm bài quá vắn tắt, không giải thích, thiếu lập
luận. Làm bài quá dài dòng, viết cả những biến đổi lặt vặt vào bài dẫn tới bài
làm bị rối và phức tạp.
Cách khắc phục: Không
nên lạm dụng ký hiệu mà làm cho bài trở nên tối nghĩa. Tránh các phương pháp
giải cầu kỳ, phương pháp tốt nhất là phương pháp đơn giản mà vẫn mang lại kết
quả, càng đơn giản càng ít sai sót và hiệu quả. Không làm quá vắn tắt, thiếu sự
giải thích và lập luận cần thiết. Các biến đổi lặt vặt như qui đồng mẫu số,
chuyển vế rút gọn có thể làm trên giấy nháp và ghi kết quả vào bài vì thường
các biến đổi này không được tính điểm trong đáp án. Hãy tận dụng máy tính cho
việc giải phương trình và hệ phương trình.
2.
Đối với môn thi trắc nghiệm (môn Sinh và môn Hóa)
-
Không ghi số báo danh (SBD) hoặc ghi nhầm số báo danh
Cách khắc phục: Sau khi
nhận phiếu trả lời trắc nghiệm, các em dùng bút bi phải ghi đầy đủ thông tin
trên phiếu từ mục 1 đến mục 9; sau đó dùng bút chì 2B lần lượt theo từng cột tô
kín ô tròn các chữ số tương ứng với SBD của mình.
-
Không ghi, tô mã đề thi hoặc ghi sai mã đề
Cách khắc phục: Khi
nhận được đề thi, thí sinh ghi tên và SBD của mình vào đề thi, kiểm tra đề thi
(đủ số lượng câu hỏi, nội dung in rõ ràng, không thiếu chữ, mất nét, các trang
đều ghi cùng một mã đề thi). Xem mã đề thi, ghi ngay 3 chữ số của mã đề thi vào
3 ô của khung chữ nhật dành cho Mã đề thi (mục 10) và lần lượt theo từng cột tô
kín ô tròn các chữ số tương ứng với mã đề thi.
-
Tô mờ, tô 2 ô, tô thiếu, tô nhầm phương án trả lời trắc nghiệm
Cách khắc phục: Thí
sinh chỉ nên dùng bút chì 2B, phải tô đậm kín cả ô (tương đương độ đậm của vạch
mép bên trái tờ phiếu) để máy chấm có thể ghi nhận được; Ứng mỗi câu trắc
nghiệm chỉ được tô 1 ô tròn, không tô 2 ô trở lên cho một câu trắc nghiệm;
Tuyệt đối không được gạch chéo hoặc đánh dấu vào ô được chọn; Trường hợp tô
nhầm hoặc muốn thay đổi câu trả lời, thí sinh dùng tẩy tẩy thật sạch ô cũ và tô
kín ô khác(nếu không tẩy sạch, máy sẽ xem như có 2 ô đen và câu đó không được
chấm điểm).
-
Thiếu thời gian làm bài thi
Cách khắc phục: Làm đến
câu trắc nghiệm nào thí sinh dùng bút chì tô ngay ô trả lời trên phiếu tương
ứng với câu trắc nghiệm đó, tránh làm toàn bộ các câu của đề thi trên giấy nháp
hoặc trên đề thi rồi mới tô vào phiếu trả lời; Không nên dừng lại quá lâu trước
một câu trắc nghiệm nào đó, nếu không làm được câu này nên tạm thời bỏ qua để
làm câu khác, cuối giờ có thể quay trở lại nếu còn thời gian.
-
Làm bài thi cả 2 phần riêng (cho thí sinh phân ban và thí sinh không phân ban)
Cách khắc phục: Đọc kỹ
đề thi và chỉ được làm một phần riêng thích hợp. Nếu thí sinh làm cả 2 phần
riêng, bài làm coi như phạm quy, chỉ được chấm điểm phần chung và không được
chấm điểm phần riêng.
-
Bài thi nhàu nát, quăn mép
Cách khắc phục: Thí
sinh phải giữ cẩn thận phiếu trả lời trắc nghiệm, không để phiếu bị rách, bị
gập, bị nhàu nát vì máy không thể nhận dạng được những phiếu này.
Hình ảnh minh họa: Ví dụ
về cách ghi phiếu trả lời trắc nghiệm
Đề
thi rải khắp chương trình, không có trọng tâm cho mỗi môn thi, do đó các em cần
phải học toàn bộ nội dung, nắm vững các kiến thức cơ bản, tránh học “tủ”. Gần
ngày thi nên rà soát lại chương trình môn học đã ôn tập, xem kỹ hơn những nội
dung khó, nhớ kỹ những chi tiết cốt lõi. Đừng bao giờ nghĩ đến việc mang “tài
liệu” vào phòng thi hoặc trông chờ sự giúp đỡ của thí sinh khác trong phòng
thi.
Trong
thời gian ôn thi cũng như những ngày đi thi cần giữ gìn sức khỏe, ăn uống điều
độ, lưu ý thực phẩm để tránh bị ngộ độc thức ăn; đi lại an toàn; cần giữ cho
tâm lý thoải mái. Tâm lý trước khi thi rất quan trọng, vì vậy một ngày trước
khi thi các em cần có khảng thời gian tĩnh lặng, thư giãn để đầu óc tỉnh táo;
Khi bước vào phòng thi không nên căng thẳng, phải bình tĩnh, tự tin, cận thận,
không chủ quan.
Ngày
làm thủ tục dự thi, các em phải lưu ý, nếu thấy những sai sót hoặc nhầm lẫn về
họ tên, chữ đệm, ngày tháng năm sinh, đối tượng, khu vực ưu tiên, khối thi,
trường thi, ngành học … cần báo ngay cho Hội đồng tuyển sinh Trường để điều
chỉnh. Trong mọi trường hợp: mất thẻ dự thi, các giấy tờ tùy thân khác,… thí
sinh phải bình tĩnh, báo cáo và làm cam đoan để Hội đồng thi xử lý. Phải lưu ý
những quy định vật dụng được mang và không được mang vào phòng thi, đặc biệt là
điện
thoại di động; Tránh những vi phạm quy chế: Xem bài của bạn, cho bạn
nhìn bài của mình; làm bài bằng hai thứ mực, mực đỏ hoặc bút chì (trừ hình tròn
vẽ bằng compa và phần làm bài thi trắc nghiệm được dùng bút chì); không dùng
bút xóa; Thí sinh mang tài liệu vào phòng thi, dù đã sử dụng hay chưa đều bị lập
biên bản đình chỉ thi. Bài thi có dấu hiệu riêng sẽ bị coi là vi phạm
chế và không được chấm điểm.
Đối
với môn thi trắc nghiệm, các em cần nhớ mang theo bút chì đen loại 2B, dụng cụ
gọt bút chì, tẩy chì, bút mực hoặc bút bi (mực khác màu đỏ), nên mang theo đồng
hồ để theo dõi giờ làm bài. Đặc biệt lưu ý trong các ngày thi, các em phải có
mặt tại phòng thi đúng ngày, giờ quy định, nếu đến chậm quá 15 phút sau khi đã
bóc đề thi sẽ không được dự thi.
Thời gian là một thử
thách khi làm bài, các em phải hết sức khẩn trương, tiết kiệm thời gian, vận
dụng kiến thức, kỹ năng, đọc kỹ đề thi, câu dễ làm trước, câu khó làm sau và
đọc lại bài trước khi nộp. Đối với bài thi trắc nghiệm, hãy cố gắng làm tất cả các câu của đề thi để
có cơ hội giành điểm cao nhất, không nên để trống một câu nào.
Chúc các thí sinh sức khỏe,
bình tĩnh, tự tin bước vào phòng thi để đạt kết quả cao nhất.
Số lượt đọc:
22381
-
Cập nhật lần cuối:
26/06/2013 05:19:04 PM