HMTU
Đang tải dữ liệu...
Đăng nhập |   Sơ đồ site |   English |   Hỏi đáp |   Email |   Liên hệ 
Trang chủGiới thiệuTin tứcĐào tạoKhảo thí & BĐCLGDNghiên cứu khoa học - Hợp tác quốc tếTuyển sinhSinh viênBệnh ViệnThư việnKhai báo Y tế
Chức năng nhiệm vụ
Chức năng, nhiệm vụ
Tin tức & Sự kiện
Trang chủ  >  Tin tức & Sự kiện

Chăm sóc răng miệng tốt có thể ngăn ngừa các bệnh về tim mạch


Người lớn tuổi nếu chăm sóc răng miệng cẩn thận sẽ ít bị đau tim hoặc đột quỵ hơn so với những người cùng tuổi không quan tâm đến vệ sinh răng miệng. Nghiên cứu của tiến sĩ Zu-Yin Chen, một nhà nghiên cứu tim mạch tại Bệnh viện đa khoa Cựu chiến binh tại Đài Loan trên 22.000 người dân Đài Loan từ 50 tuổi trở lên cho thấy những người thường xuyên được lấy cao răng 2 lần một năm sẽ ít gặp các vấn đề tim mạch trong vòng bảy năm tới. Kết quả này vừa được đăng tải trên tạp chí Y học Hoa Kỳ (American Journal of Medicine). Khoảng 50% người tham gia nghiên cứu đi lấy cao răng một lần trong năm, số còn lại thì không. Bảy năm sau, 1,6% trong nhóm đi lấy cao răng bị đau tim và 8,9% bị đột quỵ; trong khi đó ở nhóm đối chứng, 2,2% bị đau tim và đến 10% bị đột quỵ.



Chăm sóc răng miệng tốt có thể ngăn ngừa các bệnh về tim mạch

Trước đó, các nghiên cứu từ những năm 1990 bắt đầu gợi ý mối liên hệ giữa sức khỏe răng lợi và bệnh tim mạch. Những người có bệnh về lợi, có răng giả, hay có răng đang bị hoại tử tủy có nguy cơ bị các bệnh tim mạch cao hơn những người khác, ngược lại những bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim, những người cần được ghép tim, hay cần phẫu thuật về tim đều có tăng tỉ lệ các bệnh về răng lợi. Đứng đầu trong số này là các bệnh nha chu như viêm lợi, viêm quanh răng. Các bệnh này dễ làm lợi bị chảy máu, mở đường cho vi khuẩn trong miệng xâm nhập vào máu .


Lợi bị chảy máu trong viêm nha chu tạo điều kiện thuân lợi cho vi khuẩn trong miệng xâm nhập vào máu

Một trong các giả thuyết về mối liên hệ giữa bệnh răng lợi và bệnh tim mạch được chấp nhận là ảnh hưởng của vi khuẩn từ các tổ chức viêm nhiễm mạn tính ở miệng tới dòng máu làm thay đổi cấu trúc thành mạch máu, tăng xơ vữa động mạch, tắc mạch. Một số loại vi khuẩn liên cầu còn gây viêm ở van tim. Nhiều nghiên cứu đã gợi ý rằng vi khuẩn khi xâm nhập có thể tiết ra các độc tố. Các độc tố này có thành phần tương tự như một số protein ở thành mạch máu và ở trong máu. Do vậy, phản ứng của hệ miễn dịch của cơ thể đối với các độc tố này có thể làm hại và tổn thương tới thành mạch máu và dễ gây ra tạo cục máu đông, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ



Dùng chỉ nha khoa là cách tốt nhất để lấy đi thức ăn đọng lại ở kẽ răng


Kết quả của các nghiên cứu trên cho thấy giữ cho răng lợi khỏe mạnh là một trong những yếu tố giúp phòng chống bệnh tim mạch. Lời khuyên được đưa ra là ngoài việc chải răng hàng ngày, bạn cần dùng chỉ tơ nha khoa thường xuyên sau mỗi bữa ăn, lấy cao răng 2 lần/năm. Nếu có các vấn đề như đau răng, hay chảy máu lợi hoặc hôi miệng…bạn nên đến bác sĩ nha khoa để được điều trị và tư vấn.





Số lượt đọc:  21011  -  Cập nhật lần cuối:  21/01/2013 04:17:30 PM
Lịch học - Lịch thi
Không tìm thấy bài viết nào!
Hỏi /Đáp với khoa
Không tìm thấy bài viết nào!